TAILIEUCHUNG - Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2017-2018 - Trường THPT Tôn Thất Tùng
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới cùng củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc ôn tập với Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2017-2018 - Trường THPT Tôn Thất Tùng. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập. | Trường THPT Tôn Thất Tùng Tổ ngữ văn Đề cương ôn tập học kì II – khối 11 Năm học 2017 – 2018 1/. Phần đọc hiểu: - Các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, phép điệp, phép đối, phóng đại, nói giảm - Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, điều hành (hành chính – công vụ) thuyết minh, nghị luận. - Các thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, so sánh, bác bỏ, bình luận - Phân biệt các loại văn bản theo phong cách chức năng ngôn ngữ - Xác định các thể thơ (lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú đường luật, tứ tuyệt ) - Xác định các câu chủ đề, nội dung chính của đoạn văn (đoạn thơ) - Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng trình bày suy nghĩ (cảm nhận) về một vấn đề 2/ Nghị luận xã hội: nghị luận về một tư tưởng đạo lý, đạo đức, phẩm chất. - Cần đáp ứng được những yêu cầu về kết cấu của một bài nghị luận là mở bài, thân bài, kết bài. - Trong phần thân bài cần nêu được những nội dung sau: + Giải thích vấn đề + Bình luận, mở rộng vấn đề + Rút ra bài học cho bản thân 3/ Nghị luận văn học: ôn tập 4 bài Tràng Giang – Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Vội vàng ( Xuân Diệu ) – Hồ Chí Minh, Từ ấy – Tố Hữu Học sinh cần nắm vững những nội dung sau: Bài Tràng Giang – Huy Cận - Tác giả Huy Cận (1919 – 2005) + là nhà thơ lớn, môt trong những đại biểu xuất sắc của phong trào thơ Mới với hồn thơ ảo não. + thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí - Tác phẩm Tràng Giang + xuất xứ: rút từ tập Lửa thiêng (1939) + Nhan đề: so sánh tên gọi Tràng giang và Trường giang + Lời đề từ: cảm xúc bâng khuâng trước cảnh sông nước mênh mông và nỗi buồn trước cách chia ly giữa trời và sông, sự rời rạc của khung cảnh thiên nhiên - Nội dung: + Khổ 1: *Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, trôi dạt trên dòng sông lớn mênh mông, gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa. *Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cảnh củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng .
đang nạp các trang xem trước