TAILIEUCHUNG - Vận dụng mô hình trải nghiệm của David Kolb để xây dựng chu trình hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học ở trường phổ thông
Bài viết trình bày về cách thức vận dụng chu trình học trải nghiệm của David Kolb vào thiết kế hoạt động trải nghiệm cho HS trong dạy học Sinh học. Dựa vào mục tiêu, nội dung kiến thức bài học và phong cách học tập của HS, GV thiết kế các nhiệm vụ học tập ở 4 giai đoạn của chu trình trải nghiệm: trải nghiệm cụ thể, quan sát phản ánh, trừu tượng hóa khái niệm và thử nghiệm tích cực. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 3 (2017) 1-6 Vận dụng mô hình trải nghiệm của David Kolb để xây dựng chu trình hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học ở trường phổ thông Trần Thị Gái* Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh, Số 182, Lê Duẩn, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An Nhận ngày 16 tháng 8 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 09 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 9 năm 2017 Tóm tắt: Bài viết trình bày về cách thức vận dụng chu trình học trải nghiệm của David Kolb vào thiết kế hoạt động trải nghiệm cho HS trong dạy học Sinh học. Dựa vào mục tiêu, nội dung kiến thức bài học và phong cách học tập của HS, GV thiết kế các nhiệm vụ học tập ở 4 giai đoạn của chu trình trải nghiệm: trải nghiệm cụ thể, quan sát phản ánh, trừu tượng hóa khái niệm và thử nghiệm tích cực. Mỗi giai đoạn trải nghiệm có thể có nhiều dạng hoạt động học tập khác nhau, GV cần lựa chọn dạng hoạt động phù hợp cho mỗi giai đoạn và ghép nối các giai đoạn thành một chu trình khép kín để tổ chức dạy học. Bài viết cũng đã đưa ra ví dụ minh họa cho việc vận dụng chu trình trải nghiệm trong việc thiết kế và sắp xếp các hoạt động cho một nội dung cụ thể trong môn Sinh học. Từ khóa: Mô hình, trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm, chu trình trải nghiệm, dạy học Sinh học. 1. Đặt vấn đề tập trải nghiệm chính là học thông qua làm và phản ánh. Với việc đưa HS vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, người học sẽ có cơ hội nhìn vấn đề từ nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, tránh bị áp đặt; và có cơ hội đưa ra giải pháp mang tính sáng tạo. Sinh học (SH) là môn khoa học tích hợp nhiều lĩnh vực khoa học và gắn với nhiều hoạt động thực tiễn. Ngoài các năng lực (NL) chung, dạy học SH còn cần phát triển các NL đặc thù môn học (NL nhận thức về kiến thức SH, NL nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn) và kĩ năng sống. Để thực hiện được mục tiêu trên, dạy học Sinh học cần gắn với thực tiễn thông qua các hoạt động trải nghiệm. Học tập chính là quá trình chuyển đổi kinh nghiệm .
đang nạp các trang xem trước