TAILIEUCHUNG - Quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu hiện nay. Tuy vậy, hội nhập nhưng không hòa tan, hay nói khác là hội nhập quốc tế nhưng vẫn giữ vững độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế đã và đang trở thành chủ đề lớn trong hoạch định chính sách đối ngoại của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81) - 2014 QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI KIM NGỌC * NGÔ PHÚC HẠNH ** Tóm tắt: Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu hiện nay. Tuy vậy, hội nhập nhưng không hòa tan, hay nói khác là hội nhập quốc tế nhưng vẫn giữ vững độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế đã và đang trở thành chủ đề lớn trong hoạch định chính sách đối ngoại của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới. Từ khóa: Độc lập tự chủ; hội nhập quốc tế; Việt Nam. 1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế được thể hiện rõ qua các Văn kiện đại hội Đảng: Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) với chủ trương thực hiện đường lối đổi mới đã mở đường cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đại hội đã nhận định, "Cách mạng khoa học - kỹ thuật là đặc điểm nổi bật của thời đại", có vai trò ngày càng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, xây dựng đất nước trong cục diện mới của thế giới, và khẳng định, nếu "đóng cửa hay khép kín nền kinh tế nội địa sẽ là nguy cơ tụt hậu". Từ đó, Đại hội chủ trương "tranh thủ những điều kiện thuận lợi mới hợp 18 tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật", tham gia rộng rãi vào sự phân công hợp tác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi.(*) Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (5/1988) Về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới khẳng định lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố, giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng, phát triển kinh tế; và coi “sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế” là một nhân tố góp phần giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Phó giáo sư, tiến sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. (**) Tiến sĩ, Trường Đại .
đang nạp các trang xem trước