TAILIEUCHUNG - Tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị truyền thống dân tộc và việc giáo dục giá trị đó cho thế hệ trẻ
Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và việc giáo dục các giá trị đó cho thế hệ trẻ. Theo tác giả, các giá trị truyền thống của dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: yêu nước, bất khuất, anh hùng trong dựng nước và giữ nước; hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng dụng nhân tài; uống nước nhớ nguồn, đoàn kết, nhân hậu, cần cù, lao động sáng tạo; hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (71) - 2013 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VÀ VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐÓ CHO THẾ HỆ TRẺ ĐÀM THẾ VINH* Tóm tắt: Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và việc giáo dục các giá trị đó cho thế hệ trẻ. Theo tác giả, các giá trị truyền thống của dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: yêu nước, bất khuất, anh hùng trong dựng nước và giữ nước; hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng dụng nhân tài; uống nước nhớ nguồn, đoàn kết, nhân hậu, cần cù, lao động sáng tạo; hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình. Từ khóa: Hồ Chí Minh, giá trị truyền thống, giáo dục, thế hệ trẻ. Mở đầu Trong lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã tạo nên những giá trị truyền thống của dân tộc. Những giá trị truyền thống đó được hun đúc qua bề dày lịch sử phát triển của dân tộc, là nguồn động lực to lớn góp phần tạo nên sức mạnh và sự trường tồn của dân tộc. Mỗi người Việt Nam cần phải hiểu rõ về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; từ đó, giữ gìn, phát huy các giá trị ấy. Đặc biệt, đối với thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, hơn bao giờ hết, việc hiểu rõ, giữ gìn, phát huy các giá trị đó càng trở nên quan trọng và cấp thiết đối với sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Hồ Chí Minh là người đề cập nhiều 14 đến giá trị truyền thống và sự cần thiết phải hiểu rõ, giữ gìn, phát huy các giá trị ấy. Người viết: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”(1); “Lịch sử dân tộc ta đã có nhiều thời kỳ rất vẻ vang”(2); “Cứ mỗi lần có những thử thách lớn thì nhân dân ta lại tỏ rõ khí phách, nêu cao phẩm chất tốt đẹp của mình”(3). Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh Thạc sĩ, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng . (1) Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. .
đang nạp các trang xem trước