TAILIEUCHUNG - Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp phát triển các HTX NN huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015
Đề tài nhận biết tình hình hoạt động và phát triển các HTX NN trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định; đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển các HTX NN huyện Tây Sơn giai đoạn 2011-2015. | Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Phạm Thị Thanh Xuân PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Phong trào hợp tác hóa ở nước ta trải qua nhiều bước thăng trầm. Thời kì cao điểm cả nước có hàng trăm ngàn tổ chức kinh tế hợp tác, bao gồm cả HTX và các hình thức kinh tế hợp tác đơn giản như: tập đoàn sản xuất, tổ hợp tác, tổ đổi công, tổ nghề nghiệp, . thu hút đến 90% số hộ nông dân với trên 80% diện tích canh tác, gần 90% số hộ tiểu thương, tiểu chủ và người lao động cá thể. Có lúc kinh tế hợp tác đã tạo ra uế 98,04% giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Lịch sử phát triển kinh tế hợp tác gắn liền với quá trình phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sản xuất đời H sống, góp phần quan trọng cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. tế Tuy vậy, sau một thời gian hoạt động, đặc biệt là giai đoạn xây dựng đất nước h thời bình, mô hình HTX kiểu cũ ngày càng tỏ ra không phù hợp với đặc điểm, yêu cầu in của sự phát triển kinh tế trong điều kiện mới, nhiều HTX tự giải thể hoặc chỉ tồn tại về hình thức. Sau khi thực hiện Chỉ thị 100, do cơ chế quản lý yếu kém đã bộc lộ nhiều cK hạn chế, đã nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết, xuất hiện tình trạng ngày 4 lạng thóc trên một nguời dẫn đến tình trạng không đủ ăn. Đến năm 1988, Nghị quyết 10 ra họ đời: Toàn bộ ruộng đất xã trích 5%, số đất còn lại chia cho dân theo nhân khẩu, lúc này HTX không còn đóng vai trò cần thiết cho bà con xã viên. Kinh tế hợp tác ngày càng sa sút, tỷ lệ nông dân tham gia HTX suy giảm đáng kể. Số HTX làm ăn có hiệu Đ ại quả chỉ còn chiếm từ 10% - 15%. Một số HTX chỉ tồn tại trên danh nghĩa hoặc đi đến giải thể. Điều này cho thấy mô hình HTX “kiểu cũ” ngày càng tỏ ra không phù hợp với đặc điểm, yêu cầu phát triển kinh tế trong điều kiện mới, phong trào hợp tác hóa chuyển sang giai đoạn suy soái, tan rã. Đồng thời, với quá trình nêu trên, trong thực tế lại diễn ra một xu hướng trái ngược. Trong khi nhiều hộ nông dân không thiết tha với HTX .
đang nạp các trang xem trước