TAILIEUCHUNG - Đa dạng nguồn lợi cá ở lưu vực sông Thạch Hãn Quảng Trị
Bài viết nghiên cứu đánh giá tổng thể thành phần loài cá ở lưu vực sông Thạch Hãn, nhằm hoàn thiện danh lục cá ở lưu vực nghiên cứu. Đặc biệt các loài cá có giá trị kinh tế, các loài quí hiếm và những loài đặc sản phục vụ cho du lịch. Ngoài ra, đây cũng là nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, qui hoạch phát triển bền vững nghề cá sau này của các cấp chính quyền. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 ĐA DẠNG NGUỒN LỢI CÁ Ở LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN QUẢNG TRỊ HỒ ANH TUẤN, HOÀNG XUÂN QUANG Trường Đại học Vinh NGUYỄN HỮU DỰC Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Thạch Hãn là sông lớn nhất của Quảng Trị dài 156km, diện tích lưu vực khoảng 2660km2. Đã có một số công trình nghiên cứu về nguồn lợi cá ở lưu vực sông Thạch Hãn như: Nguyễn Trường Khoa, Võ Văn Phú (2000) đã công bố 83 loài cá, Walter J. Rainboth (1996) điều tra về loài Hypsibarbus annamensis ở vùng Đakrông. Chúng tôi nghiên cứu đánh giá tổng thể thành phần loài cá ở lưu vực sông Thạch Hãn, nhằm hoàn thiện danh lục cá ở lưu vực nghiên cứu. Đặc biệt các loài cá có giá trị kinh tế, các loài quí hiếm và những loài đặc sản phục vụ cho du lịch. Ngoài ra, đây cũng là nguồn tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, qui hoạch phát triển bền vững nghề cá sau này của các cấp chính quyền. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại lưu ự vc sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị (Hình 1). Các đi ểm chúng tôi chọn nghiên cứu gồm: Cửa Việt, Triệu Độ, cầu Thạch Hãn Tân Vĩnh của huyện Triệu Phong; TT Cam Lộ, Cam Phú, Cam Tuyền, Cam Nghĩa của huyện Cam Lộ; Ba Lòng, Tà Long, Krông Klang, TàụtRcủa Đakrông; Làng Mi ệt và Làng Hồ của xã Hướng Sơn huyện Hướng Hóa. 2. Thời gian nghiên cứu Thu mẫu tại thực địa ba đợt, tổng số 41 ngày ở 14 địa điểm: Đợt I: 27/11/2008 đến 11/12/2008, Đợt II: 07 /06 /2009 ến đ 18 /6 /2009, Đợt III: 27/07/2010 đến 09/8/2010. Hình 1: Địa điểm thu mẫu 3. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu . Phương pháp thu và xử lý mẫu Mẫu cá chủ yếu trực tiếp theo ngư dân đánh bắt tại các địa điểm nghiên cứu. Một số nơi mẫu được mua lại từ ngư dân hoặc nhờ ngư dân đánh bắt. Mẫu được chụp ảnh và cố định bằng 1349 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 Formalin 8 - 10%, bảo quản trong dung dịch Formalin 5%, lưu trữ tại Phòng thí nghiệm Động vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh. . .
đang nạp các trang xem trước