TAILIEUCHUNG - Kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm men lá của cộng đồng người Tày tại Hà Giang

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp những thông tin cần thiết trong việc khôi phục, duy trì và phát triển nghề sản xuất rượu truyền thống của cộng đồng người Tày sinh sống tại Hà Giang. Và nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thực vật tại đây. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÂY CỎ LÀM MEN LÁ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI TÀY TẠI HÀ GIANG PHẠM THÀNH TRANG Đại học Lâm nghiệp Việt Nam ĐỖ VĂN TRƯỜNG Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Rượu là một sản phẩm từ lâu đời, gắn liền với bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc trên thế giới. Ở nước ta, nghề nấu rượu thủ công đã có từ ngàn xưa và được truyền từ đời này sang đời khác, thể hiện được nét văn hoá đặc trưng qua từng sản phẩm, từ đó hình thành nên nhiều làng nghề chuyên sản xuất rượu ngon nổi tiếng như rượu làng Vân (Bắc Giang), rượu Mẫu Sơn (Lạng Sơn), rượu Sán Lùng (Lào Cai) Trong đó rượu men lá như là một sản phẩm truyền thống từ hàng ngàn năm nay của các cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam, với một số thương hiệu khá nổi tiếng như rượu ngô Thanh Vân (Hà Giang), rượu ngô Ba Bể Pắc Nặm (Bắc Kạn), rượu ngô Na Hang (Tuyên Quang). Tuy nhiên tác động của nền kinh tế thị trường, công nghiệp hoá nên nhiều làng nghề không còn giữ được thế mạnh và bản sắc như xưa, cùng với đó nạn khai thác tài nguyên rừng không được kiểm soát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của các loài thực vật. Hà Giang là tỉnh có khá đông đồng bào dân tộc Tày sinh sống, với kinh nghiệm sử dụng lá men làm rượu phong phú. Những kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp những thông tin cần thiết trong việc khôi phục, duy trì và phát triển nghề sản xuất rượu truyền thống của cộng đồng người Tày sinh sống tại Hà Giang. Và nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thực vật tại đây. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại 2 địa điểm là: xã Việt Vinh huyện Vị Xuyên và thị trấn Bắc Mê huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang trong thời gian 2010-2011. Đối tượng nghiên cứu: Các loài thực vật lên men lá rượu ngô của các hộ gia đình là cộng đồng người Tày thường xuyên chế biến rượu ngô men lá tại 2 địa điểm nói trên. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.