TAILIEUCHUNG - Hát đúm của người Thổ ở Việt Nam
Hát đúm là sinh hoạt văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng của các cư dân làm nông nghiệp. Ở người Thổ hát đúm tuy có những hình thức khác nhau (như hát em ôi, hát trống chiêng, hát ghẹo,.) nhưng vẫn chung bản chất là một hình thức giao duyên nam nữ. Bài viết giới thiệu hát đúm của người Thổ ở Việt Nam. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 1(98)TÂM TRIẾT - LUẬT - - 2016 LÝ - XÃ HỘI HỌC Hát đúm của người Thổ ở Việt Nam Trịnh Hữu Anh * Tóm tắt: Hát đúm là sinh hoạt văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng của các cư dân làm nông nghiệp. Ở người Thổ hát đúm tuy có những hình thức khác nhau (như hát em ôi, hát trống chiêng, hát ghẹo,.) nhưng vẫn chung bản chất là một hình thức giao duyên nam nữ. Bài viết giới thiệu hát đúm của người Thổ ở Việt Nam. Từ khóa: Dân tộc Thổ; hát đúm; diễn xướng; bảo tồn. 1. Mở đầu Hát đúm của người Thổ được tổ chức vào dịp lễ khai xuân, trong những ngày đầu của tết Nguyên Đán. Ở một số làng người Thổ thuộc huyện Như Xuân (Thanh Hóa), hát đúm thường được tổ chức từ mồng một đến mồng mười tháng giêng ở đình làng. Hát đúm là một hình thức diễn xướng dân gian của cộng đồng được diễn ra ở ngoài trời, trên đường làng, cổng chùa, cổng đình. Nó có những hình thức như hát ghẹo, hát trống chiêng, hát em ôi. Trong ngày hội xuân, những người đi hội, đi hát đều mặc trang phục ngày lễ đẹp nhất của mình; nam giới thường mặc áo dài có hàng cúc đồng bên sườn phải, quần dài, khăn đóng; còn nữ giới thì mặc áo tứ thân hoặc năm thân may dài đến đầu gối, cổ áo hình chữ nhật và khăn trùm đầu có màu trắng, gấp chéo hình tam giác. Ở vùng cửa sông Bạch Đằng, tục hát đúm (có thêm hội mở mặt) được diễn ra ở chùa Phục Lễ (tổng Phục Lễ) và miếu Thập Cửu Tiên Công (tổng Hà Nam) từ ngày mồng bốn đến mồng mười tháng giêng hằng năm; trai gái tham gia hát đúm cũng mặc bộ trang phục truyền thống của người Kinh. Có thể thấy rằng, hát đúm của 82 người Thổ cũng như người Kinh đều được tổ chức chủ yếu vào mùa xuân và gắn với lễ hội làng. Không gian của hát đúm luôn rộng mở, gắn với một địa điểm thờ tự (như đình, đền, chùa, miếu) và mang đậm tính chất tâm linh.(*) 2. Tính thức giao duyên nam nữ của hát đúm Hát đúm là một hình thức sinh hoạt dành cho tầng lớp bình dân, nhưng nó vẫn có những quy định khá chặt chẽ về lề lối cũng như cách thức diễn xướng được cộng đồng
đang nạp các trang xem trước