TAILIEUCHUNG - Triết lý đạo gắn với đời của Phật giáo Việt Nam

Với triết lý từ bi, bình đẳng, cứu khổ, cứu nạn, Phật giáo đã nhanh chóng được nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ, tin theo. Hầu hết những người này tự nguyện đến với Phật giáo, lấy giáo lý từ bi để tu luyện mình và giúp đỡ người khác. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(100) - 2016LÝ TRIẾT - LUẬT - TÂM - XÃ HỘI HỌC Triết lý đạo gắn với đời của Phật giáo Việt Nam Nguyễn Đức Diện * Tóm tắt: Phật giáo du nhập vào mỗi nước đều qua sự tiếp thu, sáng tạo khác nhau để mang cái thần thái riêng của mỗi dân tộc. Từ khi du nhập vào nước ta, Phật giáo đã nhanh chóng kết hợp với tín ngưỡng bản địa tạo nên một sức sống mới. Với triết lý từ bi, bình đẳng, cứu khổ, cứu nạn, Phật giáo đã nhanh chóng được nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ, tin theo. Hầu hết những người này tự nguyện đến với Phật giáo, lấy giáo lý từ bi để tu luyện mình và giúp đỡ người khác. Những nhà sư, các tín đồ Phật giáo đã thực sự tham gia vào cuộc vận động, đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Trong cuộc đấu tranh ấy, ý thức dân tộc đã gắn bó chặt chẽ với ý thức đạo của các Phật tử. Từ khóa: Phật giáo; đạo; đời; Việt Nam. 1. Mở đầu Phật giáo vào nước ta từ đầu Công nguyên (CN) và tồn tại đến ngày nay. Trong thời gian ấy, Phật giáo đã trải qua nhiều chuyển biến, thăng trầm: từ ngoại lai đến bản địa, từ một vùng đến nhiều vùng, từ ít người tin theo đến đa số người ngưỡng mộ, từ thô sơ đơn giản đến sâu sắc, bề thế. Suốt quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn trong đời sống dân tộc, từ tín ngưỡng đến phong tục, tập quán, từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ tư tưởng đến tình cảm. Nhiều vấn đề của lịch sử văn hoá dân tộc, của lịch sử tư tưởng sẽ không được sáng tỏ nếu không hiểu được lịch sử Phật giáo Việt Nam. Bài viết chỉ ra triết lý đạo gắn với đời của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. 2. Triết lý đạo gắn với đời Phật giáo vào Việt Nam qua hai con đường: thuỷ và bộ. Công lao đầu tiên truyền bá Phật giáo vào nước ta trước hết thuộc về 44 các nhà sư Ấn Độ, một số người Trung Á, Trung Quốc, trong đó có sự đóng góp nhiều mặt của các nhà sư Việt Nam. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã trải qua bốn giai đoạn với những đặc thù riêng:(*) Thứ nhất, giai đoạn từ đầu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.