TAILIEUCHUNG - Một số hiệu quả của việc sắp xếp trật tự vế chính đứng trước vế phụ trong câu ghép chính phụ

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (không biến hình), rất khó để phân tích một câu chỉ đơn thuần dựa trên yếu tố hình thức, đơn giản đúng cấu tạo ngữ pháp (biểu đạt ngữ pháp), mà cần được xem xét, nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau: bình diện nghĩa học, bình diện kết học và bình diện dụng học. Trong bài viết này, tác giả lược sơ qua lịch sử nghiên cứu câu ghép chính phụ và chỉ ra một số hiệu quả của việc lựa chọn cách sắp xếp trật tự vế chính đứng trước, vế phụ đứng sau của câu ghép chính phụ trong văn bản. | NGÔN NGỮ SỐ 9 2012 MỘT SỐ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SẮP XẾP TRẬT TỰ VẾ CHÍNH ĐỨNG TRƯỚC VẾ PHỤ TRONG CÂU GHÉP CHÍNH PHỤ ThS ĐINH THỊ XUÂN HẠNH* 1. Dẫn nhập Trong hệ thống ngữ pháp tiếng Việt, câu ghép - câu ghép chính phụ là một đơn vị ngôn ngữ được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu. Tuy nhiên, quan niệm về câu ghép và việc phân loại câu ghép dù đã có nhiều điểm chung nhưng vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Có hướng chia ra câu đơn và câu ghép, có hướng cho rằng không có câu ghép chỉ có câu đơn, câu trung gian, câu phức hợp và có hướng chia ra 3 loại: câu đơn, câu phức, câu ghép. Mặc dù, câu ghép chính phụ đã được nhiều sách ngữ pháp đề cập tới (ngoại trừ ý kiến của Cao Xuân Hạo [10], Hữu Quỳnh [15]) nhưng trật tự sắp xếp các vế câu mới chỉ được nhắc đến một cách chung chung, sơ qua. Có ý kiến không đồng ý với việc có thể thay đổi trật tự các vế trong câu ghép chính phụ (Đái Xuân Ninh [14], Uỷ ban KHXH [17]). Trong khi, trật tự sắp xếp các vế câu, ngoài cấu trúc thông thường (vế phụ trước - vế chính sau) khi đứng riêng lẻ, còn nằm trong văn bản, trật tự đó đôi khi được biến đổi một cách linh hoạt, phong phú nhằm tạo ra giá trị liên kết, truyền tải sâu sắc hơn ý định thông báo của người tạo lập văn bản. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (không biến hình), rất khó để phân tích một câu chỉ đơn thuần dựa trên yếu tố hình thức, đơn giản đúng cấu tạo ngữ pháp (biểu đạt ngữ pháp), mà cần được xem xét, nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau: bình diện nghĩa học, bình diện kết học và bình diện dụng học. Trong bài viết này, chúng tôi xin lược sơ qua lịch sử nghiên cứu câu ghép chính phụ và chỉ ra một số hiệu quả của việc lựa chọn cách sắp xếp trật tự vế chính đứng trước, vế phụ đứng sau của câu ghép chính phụ trong văn bản. 2. Quan niệm về câu ghép chính phụ và trật tự các vế câu Lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt - cụ thể về câu ghép chính phụ là một sự phát triển liên tục. Ban đầu việc xác định ranh giới giữa câu đơn và câu phức còn là một vấn đề phức tạp. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.