TAILIEUCHUNG - Trình bày suy nghĩ về khổ thơ cuối Ánh trăng
Bài Ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời tâm sự chân thành, đã neo lại trong tâm hồn người đọc những tâm trạng riêng, những suy ngẫm riêng giàu trăn trở,. nội dung bài viết "Trình bày suy nghĩ về khổ thơ cuối Ánh trăng" dưới đây để nắm bắt được nội dung của khổ thơ cuối bài Ánh trăng. | TRÌNH BÀY SUY NGHĨ VỀ KHỔ THƠ CUỐI ÁNH TRĂNG Có những tác phẩm vừa mới được ra đời đã bị chết yểu . Có nhiều tác phẩm gây dư luận xôn xao 1 thời rồi bị độc giả quên lãng cùng thời gian . Nhưng cũng có những bài để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Một trong những tp tiêu biểu ấy chính là bài Ánh Trăng của Nguyễn Duy .“Ánh trăng ”của Nguyễn Duy như một lời tâm sự chân thành, đã neo lại trong tâm hồn người đọc những tâm trạng riêng, những suy ngẫm riêng giàu trăn trở Ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh , 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bài thơ Ánh Trăng như 1 lời tâm sự chân thành của người lính sau chiến tranh. Cả bài thơ là sự hồi tưởng của nhân vật trữ tình từ quá khứ hồn nhiên, gian khổ hy sinh, nghỉa tình và thái độ của nhà thơ với vầng trăng. "Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa" - Ấy thế mà có những thời gian tác giả đã lãng quên cái vầng trăng tình nghĩa đó . "Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường" Tình huống đặc biệt “Đèn điện tắt” khiến “Ánh trăng ”của Nguyễn Duy như một lời tâm sự chân thành, đã neo lại trong tâm hồn người đọc những tâm trạng riêng, những suy ngẫm riêng giàu trăn trở “trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình”. “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Trăng vẫn đẹp, quá khứ vẫn toả sáng đầy ắp yêu thương dẫu con người đã lãng quên. Trăng “im phăng phắc”, một cái lặng lẽ đến đáng sợ. Trăng không hề trách móc con người quá vô tâm mà như một sự khoan dung, độ lượng. “Vầng trăng” dửng dưng không có một tiếng động nhưng lương tâm con người lại đang bộn bề trăm mối. Trăng- hay quá khứ nghĩa tình vẫn tràn đầy, viên mãn, thuỷ chung. “Ánh trăng” hay chính là quan toà lương tâm đang đánh thức tâm hồn con người. Cái “giật mình ” của tác giả mang đầy ý nghĩa : giật mình để nhớ lại, để tự vấn lương tâm , để nhận ra và hoàn thiện chính mình. Cái “giật mình” của người lính có lẽ là sự thức tỉnh lương tâm của con người? Chỉ im lặng thôi “vầng trăng” đã thức tỉnh, đánh thức con người sau một cơn mê dài đầy u tối. Cái "giật mình " đáng trân trọng và đầy ý nghĩa khép lại bài thơ trong muôn trùng suy tưởng từ người đọc. Vầng trăng kia lặng im không nói , không oán trách , vầng trăng cứ lặng lẽ tròn mà khiến hồn người sực tỉnh và trở về với chính mình , tìm lại những dấu yêu xa xưa đã bỏ quên vào dĩ vãng. Khổ cuối bài thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo , đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí. Chỉ với một “vầng trăng” - “vầng trăng” của Nguyễn Duy cũng có thể làm được những điều tưởng chừng như không thể. “Ánh trăng” là cội nguồn quê hương, là nghĩa tình bè bạn, là quan toà lương tâm, là sự thức tỉnh của con người. Ngòi bút của Nguyễn Duy thật tài hoa , tư tưởng thầm nhuầm chất nhân văn . Tác giả đã gởi hàm ý vào những câu thơ giản dị, gần gũi ấy: Trong điều kiện xh hiện nay, mỗi con người chúng ta có thể đến một lúc nào đó sẽ lãng quên quá khứ, sẽ vô tình với cọi nguồn, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy như một lời phê phán nhẹ nhàng, gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người , sẽ mãi mãi soi sáng để đưa con người hướng tới chân, thiện, cuộc sống hiện đại hôm nay và mai sau . Từ một câu chuyện riêng , tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở thấm thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, “ân nghĩa thuỷ chung” cùng quá khứ. Có lẽ vì vậy mà đến với “ánh trăng”, người đọc nào cũng thấy lòng mình dường như lắng lại !Đạo lí sống thuỷ chung, nghĩa tình với quá khứ, với quê hương sẽ đưa lối mỗi chúng ta đến với cuộc đời hạnh phúc ở tương lai.
đang nạp các trang xem trước