TAILIEUCHUNG - Bài giảng Kỹ thuật truyền dẫn số - ThS. Hoàng Quang Trung

Cuốn sách Bài giảng Kỹ thuật truyền dẫn số gồm có 5 chương. Chương I: Tổng quan về truyền dẫn số. Chương II: Truyền dẫn số các tín hiệu tương tự. Chương III: Tín hiệu truyền dẫn số. Chương IV: Kỹ thuật ghép kênh số. Chương V: Các hệ thống truyền dẫn viễn thông. Đây là tài liệu học tập của học viên, sinh viên khoa Công nghệ điện tử và truyền thông. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VÀ TRUYỀN THÔNG ThS. HOÀNG QUANG TRUNG KỸ THUẬT TRUYỀN DẪN SỐ TẬP BÀI GIẢNG Lưu hành nội bộ THÁI NGUYÊN - 2011 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN DẪN SỐ . SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN Mạng điện thoại được xây dựng dựa trên cơ chế truyền tiếng nói giữa các máy điện thoại. Đến những năm 1970 mạng này đã hoàn thiện bằng việc thực hiện truyền tín hiệu tương tự trong cáp đồng xoắn đôi và ghép kênh phân chia tần số FDM-Frequency Division Multiplexing dùng trong các tuyến đường dài để kết hợp truyền nhiều kênh thoại trong một cáp đồng trục. Thiết bị truyền dẫn loại này rất đắt so với giá của một tổng đài điện thoại vì vậy chuyển mạch được xem như một thiết bị nhằm tiết kiệm sử dụng tài nguyên khan hiếm lúc bấy giờ là băng thông truyền dẫn. Vào đầu những năm 1970 các hệ thống truyền dẫn số bắt đầu xuất hiện sử dụng phương pháp điều chế xung mã PCM-Pulse Code Modulation do Alec Reeves nêu ra lần đầu tiên vào năm 1937. PCM cho phép truyền tín hiệu tương tự như tiếng nói của con người ở dạng nhị phân. Sử dụng phương thức này tín hiệu thoại tương tự chuẩn 4 kHz có thể truyền dưới dạng luồng tín hiệu số 64 kbit s. Các nhà kỹ thuật đã nhận thấy khả năng hạ giá thành sản xuất các hệ thống truyền dẫn bằng cách kết hợp một số kênh PCM và truyền chúng trong một đôi cáp đồng xoắn mà trước đây chỉ dùng để truyền một tín hiệu tương tự duy nhất. Hiện tượng này được gọi là lợi dây. Do giá thành thiết bị điện tử số bắt đầu giảm nên sử dụng các công nghệ này đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Phương thức ghép kênh 64 kbit s thành môt luồng bit tốc độ cao duy nhất còn được gọi là Ghép kênh phân chia theo thời gian TDM Time Division Multiplexing . Một cách đơn giản mỗi byte của mỗi kênh đầu vào theo thứ tự được đưa vào kênh tốc độ cao ở đầu ra. Quá trình xử lý này còn được gọi là chèn byte tuần tự . Ở châu Âu và sau đó là rất nhiều nơi trên thế giới sở đồ TDM chuẩn được áp dụng để ghép kênh 64 kbit s .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.