Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ebook "Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi" phục vụ cho đối tượng bạn đọc là sinh viên các trường sư phạm, giáo viên đang giảng dạy ở các trường miền núi. Nội dung cuốn sách thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả về lý luận dạy học và thực tiễn giáo dục miền núi, cũng như những yêu cầu cấp thiết của sự phát triển kinh tế văn hoá miền núi đối với sự nghiệp giáo dục miền núi hiện nay. | TS. PHẠM HỒNG QUANG TỔ CHỨC DẠY HỌC CHO HỌC SINH DÂN TỌC MIỀN NÚI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 1 LỜI GIỚI THIỆU Nâng cao chất lượng giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt hơn nữa là phải đẩy nhanh chất lượng giáo dục miền núi nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - văn hoá ở khu vực chiến lược này. Tuy nhiên thực trạng giáo dục miền núi có nhiều bất cập khó khăn do tính đặc thù cần được tháo gỡ. Phục vụ cho mục đích trên TS. Phạm Hồng Quang - Trưởng phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học -Quan hệ quốc tế Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên biên soạn tài liệu Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc miền núi phục vụ cho đối tượng bạn đọc là sinh viên các trường sư phạm giáo viên đang giảng dạy ở các trường miền núi. Tác giả đã phân tích khá sâu sắc đặc điểm tâm lý của học sinh miền núi những nét đặc thù về lịch sử địa lý kinh tế truyền thống văn hoá giáo dục miền núi từ đó để trình bày phương pháp và các hình thức tổ chức học tập phù hợp với học sinh các dân tộc miền núi và điều kiện dạy học ở miền núi. Đây là một tài liệu quý được tác giả nghiên cứu nghiêm túc đưa ra nhiều ý kiến thiết thực cho những ai quan tâm đến chất lượng dạy học và giáo dục đối với học sinh các dân tộc miền núi. Nội dung cuốn sách thể hiện sự am hiểu sâu sắc của tác giả về lý luận dạy học và thực tiễn giáo dục miền núi cũng như những yêu cầu cấp thiết của sự phát triển kinh tế văn hoá miền núi đối với sự nghiệp giáo dục miền núi hiện nay. Cuốn sách dày 138 trang với văn phong chân thực sinh động có những chỉ dẫn cụ thể dễ hiểu dễ vận dụng đối với 2 độc giả đang học tập và công tác ở những vùng đặc biệt khó khăn này của đất nước. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tài liệu quý này. PGS. TS. Phạm Viết Vượng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sư phạm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội