Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
: Bài báo tiếp cận ý niệm “bão” tiếng Việt trong sự đối chiếu với ý niệm “arashi” (bão) tiếng Nhật nhìn từ góc độ miền nguồn nhằm tìm ra nét tương đồng và khác biệt trong cách tư duy về thế giới của hai dân tộc. Trong đó, nét nghĩa “sự tàn phá” của bão trong tiếng Việt và nét nghĩa “sự biến động” của “arashi” trong tiếng Nhật được ánh xạ lên những miền ý niệm đích khác nhau. Kết quả của bài viết đã làm nổi bật bức tranh ngôn ngữ văn hóa tộc người riêng biệt của hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản. | ẨN DỤ Ý NIỆM “BÃO” TRONG TIẾNG VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI “ARASHI” TRONG TIẾNG NHẬT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ MIỀN NGUỒN YUSHI KAWARAI - ĐOÀN THỊ QUÝ NGỌC Khoa Ngữ văn, ĐH Sư Phạm Tóm tắt: Bài báo tiếp cận ý niệm “bão” tiếng Việt trong sự đối chiếu với ý niệm “arashi” (bão) tiếng Nhật nhìn từ góc độ miền nguồn nhằm tìm ra nét tương đồng và khác biệt trong cách tư duy về thế giới của hai dân tộc. Trong đó, nét nghĩa “sự tàn phá” của bão trong tiếng Việt và nét nghĩa “sự biến động” của “arashi” trong tiếng Nhật được ánh xạ lên những miền ý niệm đích khác nhau. Kết quả của bài viết đã làm nổi bật bức tranh ngôn ngữ văn hóa tộc người riêng biệt của hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản. Từ khóa: Ẩn dụ ý niệm bão 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ học tri nhận là một trường phái ngôn ngữ học hiện đại, chủ trương giải thích ngôn ngữ dưới dạng các ý niệm, tức nghiên cứu ngôn ngữ dựa trên kinh nghiệm sống và sự cảm thụ của con người về thế giới. Ẩn dụ ý niệm là một lý thuyết được tạo ra bởi trường phái này. Về khái niệm, ẩn dụ ý niệm là sự hình thành ý niệm mới dựa trên những phát hiện mang tính nghiệm thân của con người về thế giới khách quan. Cấu trúc của loại ẩn dụ này gồm có hai miền ý niệm: Miền ý niệm Nguồn (miền cụ thể) và miền ý niệm Đích (miền trừu tượng). Ở đó, người sử dụng ngôn ngữ thường dùng miền Nguồn để tìm và hiểu miền Đích. Bài báo này của chúng tôi chính là sự áp dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm để tìm hiểu vài nét về văn hóa của hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản. Trong lời ăn tiếng nói ngày nay, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của những lối diễn đạt mang yếu tố “bão”. Chẳng hạn, trong tiếng Việt: - “Sao Hàn nóng lòng tạo “bão Kpop” tại Hà Nội” (clip.vn) - “Vàng tiếp tục đối mặt bão giảm giá” (kinhdoanh.vnexpress) Hay trong tiếng Nhật, người Nhật cũng có những lối nói với “arashi”(có nghĩa là “bão”) như: - “Sekai juu de fukyou no arashi” (Thế giới đang ở trong cơn bão suy thoái) Xuất phát từ các hiện tượng ngôn từ nói trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ngữ liệu tiếng Việt có yếu tố .