TAILIEUCHUNG - Đạo đức nghề nghiệp nhà báo - Bùi Huy Lan
Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu học tập bài: đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Nắm vững các nội dung cơ bản của môn học, các phạm trù của đạo đức, những nguyên tắc nền móng quy định đạo đức nghề báo, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhà báo nước ta, vấn đề tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghề báo. | Sự giải phóng sức sản xuất đã tạo ra những tiền đề cho sự phát triển đạo đức. Về nhân cách, con người được độc lập, tự do, có quyền bình đẳng trong cạnh tranh; tính tự chủ, năng động, sáng tạo được đề cao; chữ tín trong quan hệ kinh tế - xã hội được coi trọng; ý thức cộng đồng được quan tâm. Những giá trị đạo đức truyền thống như lòng yêu nước, nhân ái, cần cù, dũng cảm, ý chí vươn lên, hiếu thảo, thủy chung vẫn được giữ gìn và phát huy. Trong bối cảnh đó, các nhà báo nước ta cũng không ngừng phấn đấu phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của báo chí cách mạng, cố gắng học tập rèn luyện về mọi mặt để trở thành những nhà báo vừa có đức, vừa có tài. Đa số các nhà báo tâm huyết với nghề, gắn bó với nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân; trung thực và đề cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy uy tín của báo chí ngày càng cao, vai trò vị trí của các nhà báo được khẳng định trong xã hội. Báo chí đã góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự phát triển và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, sự phân cực giàu nghèo, sự kích thích lợi ích vật chất trong sản xuất kinh doanh cũng dẫn đến chủ nghĩa thực dụng, cá nhân cực đoan; lối sống chạy theo đồng tiền đã làm cho con người suy giảm nhân tính, xuống cấp về đạo đức lối sống. Một số ít nhà báo chạy theo lợi ích cá nhân, bị danh vọng và đồng tiền cám dỗ đã thiếu đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp, làm mất uy tín của báo chí và nhà báo, gây hậu quả xấu cho xã hội.
đang nạp các trang xem trước