TAILIEUCHUNG - Tài liệu tham khảo: Nhớ rừng và ngòi bút tạo hình lãng mạn của Thế Lữ

Ai đã từng xem bức chân dung Hoàng Lập Ngôn vẽ Thế Lữ theo lối tinh tướng họa, mới thấy họa sĩ này sao mà tinh quái và thâm thuý. Ông đã thể hiện gương mặt tác giả Nhớ rừng trong bộ mặt .chúa sơn lâm! Nghĩa là mặt một con hổ chính cống. Mà cũng phải! Không có cái con - hổ - nhớ - rừng hồi ấy thì làm gì có Thế Lữ! Vả, cái gã thi sĩ có công “dựng thành nền Thơ mới ở xứ này” cũng đáng được xem là một chúa sơn lâm. | Nhớ rừng và ngòi bút tạo hình lãng mi Ấ w mạn của Thê Lữ Ai đã từng xem bức chân dung Hoàng Lập Ngôn vẽ Thế Lữ theo lối tinh tướng họa mới thấy họa sĩ này sao mà tinh quái và thâm thuý. Ông đã thể hiện gương mặt tác giả Nhớ rừng trong bộ mặt .chúa sơn lâm Nghĩa là mặt một con hổ chính cống. Mà cũng phải Không có cái con - hổ - nhớ - rừng hồi ấy thì làm gì có Thế Lữ Vả cái gã thi sĩ có công dựng thành nền Thơ mới ở xứ này cũng đáng được xem là một chúa sơn lâm chứ sao Ngang cơ quá còn gì Tất nhiên họ không giao đấu mà chỉ giao nhau. Giao trong từng nét một để cùng làm nên một chân dung kép. Thế Lữ - Hổ hay là Hổ - Thế Lữ thì cũng vậy Thực đến thế thì đạt mức siêu còn gì Quái lạ thay là lòng tri kỷ Quái lạ thay là nghệ thuật tạo hình Tôi vừa nói đến nghệ thuật tạo hình - cái ngành nghệ thuật mà trước khi thành thi sĩ Thế Lữ đã từng dấn thân vào tuy nửa vời. Dầu vậy cái máu hội họa cái vốn hội họa vẫn đủ cho ông có được một gu tạo hình khi cầm ngọn bút thi nhân. Thế Lữ đã làm thơ bằng hồn thơ đậm tính hội họa. Nhớ rừng là thi phẩm rất tiêu biểu. Có thể sánh thế này nếu Hoàng Lập Ngôn vẽ con Hổ - Thế Lữ bằng hội họa đơn thuần thì Thế Lữ đã vẽ con Hổ - nhớ rừng bằng hội họa của. thơ. Trong nét bút Thế Lữ người ta không chỉ thấy họa pháp của một họa sĩ từng theo học Mỹ thuật Đông Dương mà trùm lên tất cả là một thi pháp nghiêng về tạo hình của thi phái Lãng mạn. Vì thế mà Nhớ rừng vừa là một khúc trường ca dữ dội thể hiện tâm trạng vĩ đại của chúa sơn lâm vừa là một họa phẩm hoành tráng từng bước làm nổi hằn lên trên mặt bằng của câu chữ hình tượng vị chúa tể cả muôn loài . Nhiều người đã nói đến nội dung xã hội của bài thơ. Thậm chí đã có lúc người ta cho rằng nội dung yêu nước mới là đích thực và đáng kể nhất của Nhớ rừng. Hướng lĩnh hội ấy càng ngày càng bộc lộ sự ấu trĩ của nó. Nội dung kia nếu có phải ẩn chìm ở bề sau. Tâm trạng của chúa sơn lâm là một bi kịch. Không chỉ của một con hổ. Không chỉ của riêng Thơ mới. Mà trước hết và trên hết là bi kịch của cái tôi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.