TAILIEUCHUNG - Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - GVCC.TS. Phạm Thăng

Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam do . Phạm Thăng biên soạn nhằm giúp cho các bạn nắm bắt được những kiến thức về đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954); đường lối công nghiệp hóa; đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;. Mời các bạn tham khảo. | CHƯƠNG MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : PHẠM THĂNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ a) Khái niệm - Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3-2-1930. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. - Đường lối cách mạng của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Đường lối cách mạng của Đảng được thể hiện qua cương lĩnh, nghị quyết của Đảng. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng chủ yếu của môn học là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng trong tiến trình cách mạng Việt Nam-từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ sự ra đời tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Làm rõ quá trình hình thành, bổ sung và phát triển đường lối cách mạng của Đảng trong đó đặc biệt chú trọng thời kỳ đổi mới - Làm rõ kết quả thực hiện đường lối cách mạng của Đảng. b) Đối tượng nghiên cứu môn học II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN HỌC 1. Phương pháp nghiên cứu a) Cơ sở phương pháp luận Thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. b) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, ngoài ra có sự kết hợp các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp và diễn dịch, cụ thể hoá và trừu tượng hóa. thích hợp với từng nội dung của môn học. 2. Ý nghĩa của học tập môn học a) Trang bị cho sinh viên những hiểu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.