TAILIEUCHUNG - Kỹ thuật Nuôi cá Sặc rằn - sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước

(LHNB) Tài liệu "Kỹ thuật Nuôi cá Sặc rằn" cung cấp những kiến thức về: đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi, một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị bệnh cho các Sặc rằn. Tài liệu này giúp cho các nhà nuôi cá Sặc rằn có thêm kiến thức để nuôi cá đạt sản lượng cao, các bạn chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản có thêm kiến thức trong nuôi cá. | SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT TỈNH BÌNH PHƯỚC TRUNG TÂM THUỶ SẢN KỸ THUẬT NUÔI CÁ SẶC RẰN Tài liệu sử dụng cho tập huấn khuyến ngư (Lưu hành nội bộ) Đồng phú, tháng 10/2013 1 CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 1. Phân bố: Cá sặc rằn là loài cá nước ngọt, phân bố rộng rãi trong nhiều loại hình mặt nước (thủy vực) như Sông, hồ , ao đìa, kênh rạch, mương vườn, ruộng lúa, rừng tràm 2. Môi trường sống: Do có cơ quan hô hấp phụ nên cá Sặc rằn hấp thu được khí trời và có thể sống trong môi trường có Oxy thấp, pH từ 4,5 trở lên, tốt nhất là từ 6,5 – 8. Nhiệt độ thích hợp từ 25 – 320C, tuy nhiên cá còn sống ở nhiệt độ từ 11- 390C. Cá có khả năng chịu được điều kiện môi trường nước bẩn. Chúng thích sống ở những vùng nước nông ở sông, suối, ao, mương, ruộng lúa, rừng tràm và các vùng bàu trũng có hàm lượng chất hữu cơ cao (nguồn thức ăn tự nhiên phong phú) 3. Đặc điểm dinh dưỡng Cá sặc rằn tạp với nhiều loại thức ăn khác nhau như: thực vật mềm sống trong nước, mùn bã hữu cơ, phân chuồng, phiêu sinh vật, xác động vật. Trong chăn nuôi cá ăn các loại thức ăn như cá tạp, bột cá, bột bắp và thức ăn công nghiệp. 4. Đặc điểm sinh trưởng: Cá Sặc rằn có tốc độ tăng trưởng chậm, sau 1 năm nuôi cá chỉ đạt trọng lượng từ 50 80g/con, nếu nuôi tốt có thể đạt 100g/con. 5. Đặc điểm sinh sản: Ngoài tự nhiên cá thường đẻ sau những trận mưa rào và thường tập trung đẻ vào ban đêm. Cá thích chọn những nơi có những cây cỏ thuỷ sinh ven bờ, mực nước thấp, nơi có nhiều cỏ rác làm chỗ đẻ trứng. Vào mùa sinh sản, cá đực và cá cái bắt cặp, cá cái đẻ trứng và cá đực đi theo sát để thụ tinh cho trứng. Trứng đẻ ra có chứa nhiều hạt dầu nên nổi trên mặt nước. Khi cá cái đẻ xong, cá đực sẽ gom trứng vào miệng, trứng được kết lại với nhau bằng nước bọt của cá, sau đó cá đực phun trứng trả lại vào trong tổ nước bọt, trứng đẻ ra có màu vàng nên tổ trứng nổi thành từng 2 đám lớn màu vàng trên mặt nước. Sức sinh sản của cá cái khá lớn, có thể đạt từ – trứng/kg cá cái. CHƯƠNG II. KỸ THUẬT NUÔI Do cá .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.