TAILIEUCHUNG - Ebook Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước - Nguyễn Lương Bích
Mời các bạn tham khảo Ebook Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước - Nguyễn Lương Bích với kết cấu nội dung trình bày 10 chương cơ bản như sau: Ba nghìn năm từ đối ngoại hòa bình tới đối ngoại chống xâm lược, ngoại giao củng cố độc lập, ngoại giao trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc thời Trần, ngoại giao thời Trần, thời Hồ, hậu Trần, ngoại giao thời Lê - Nguyễn Trãi chống quân Minh đô hộ, ngoại giao thời Lê, ngoại giao thời Mạc, ngoại giao thời Lê - Trịnh Nguyễn, ngoại giao thời Quang Trung Nguyễn Huệ, ngoại giao thời nguyễn. | Chỉ bốn tháng sau, Hiệp Hòa bị triều thần giết chết. Triều đình đưa người con nuôi thứ ba của Tự Đức là Kiến Phúc lên làm vua. Kiến Phúc mới 15 tuổi, lên ngôi được hơn sáu tháng thì chết do bệnh đậu mùa. Sau Kiến Phúc là Hàm Nghi 13 tuổi lên thay. Công việc triều đình đều trong tay hai đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết. Việc nước, việc dân, lúc ấy rối ren nghiêm trọng. Ở ngoài Bắc, chiến tranh tiếp diễn. Quân Trung Quốc của Lưu Vĩnh Phúc ở miền tây bắc và quân chính quy của nhà Thanh ở miền đông bắc nước ta vẫn giao chiến với quân Pháp. Lệnh rút quân của triều đình Huế không có hiệu lực gì với họ. Lưu Vĩnh Phúc đương có toàn quyền cai quản miền Tây Bắc nước ta, không dễ gì lại bó thân về với triều đình ở Huế. Quân chính quy Trung Quốc do triều đình Huế mời sang cứu nguy cho mình thì cũng không dễ gì bảo họ rút về Trung Quốc, vì họ cũng có ý đồ của họ. Khi Pháp đánh chiếm Hà Nội, triều đình nhà Nguyễn cho Phạm Thận Duật sang Thiên Tân cầu cứu nhà Thanh. Tổng đốc hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây là Trương Thụ Thanh làm một sớ tâu vua Thanh, đại ý nói: "Nước Nam và Trung Quốc tiếp giáp nhau, thế lực của nước Nam rất suy yếu, không thể tự chủ được nữa. Ta nên mượn tiếng sang đánh giặc, đem quân đóng giữ các tỉnh thượng du. Khi có biến, ta sẽ chiếm lấy các tỉnh ớ phía bắc sông Hồng". Do đấy, quân Thanh sang đóng ở các tỉnh từ Lạng Sơn tới Bắc Ninh, từ Lào Cai tới Sơn Tây. Hai kẻ thù tiến hành xâm lược miền Bắc nước ta đã đánh nhau một số trận. Quân Thanh thua. Nhưng không phải vì thế mà quân Pháp đẩy họ ra khỏi biên giới Việt Nam một cách dễ dàng, mặc dầu Pháp đã đánh vào miền duyên hải Trung Quốc. Pháp thay đổi chiến lược, dùng ngoại giao thay quân sự.
đang nạp các trang xem trước