TAILIEUCHUNG - MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
Phát triển thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng tất yếu của thời đại trên phạm vi toàn cầu. Triển khai ứng dụng TMĐT ở nước ta đã được xác định cụ thể qua kế hoạch tổng thể của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình trọng điểm theo lộ trình phát triển đến năm 2020. Trong những chương trình này, chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT có vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng | Ngành thương mại điện tử ra đời là hệ quả tất yếu của sự phát triển các ngành khoa học công nghệ, trực tiếp là công nghệ thông tin. Vì vậy, để có định hướng xây dựng đội ngũ giảng viên thương mại điện tử cần phải hiểu rõ bản chất của ngành thương mại điện tử. Thương mại điện tử, hiểu theo nghĩa hẹp nhất là mua bán trên mạng. Nếu như vậy, chỉ cần một số kiến thức nhất định về sử dụng mạng internet và kinh doanh thương mại là có thể thực hiện thương mại điện tử. Hiểu như vậy, có lẽ không cần phải xây dựng ngành đào tạo thương mại điện tử và đội ngũ giảng viên thương mại điện tử có trình độ chuyên môn cao. Cũng có quan điểm rộng hơn về thương mại điện tử, đó là quá trình thương mại (mua bán) thông qua các phương tiện điện tử. Cách hiểu này đồng nghĩa E. commerce với E. trade và cũng chỉ cần những kiến thức sử dụng phần mềm của công nghệ thông tin và kiến thức thương mại (mua bán) là đủ để hành nghề thương mại điện tử. Do đó yêu cầu đặt ra cho đội ngũ giảng viên thương mại điện tử cũng ở mức thấp như đã nhận định ở trên. Tuy nhiên, trong môi trường của nền kinh tế tri thức, thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa rộng nhất, đó là tất cả những những vấn đề về chu kỳ kinh doanh, tốc độ kinh doanh, tính toàn cầu, nâng cao năng suất, thâm nhập thị trường, tiếp cận khách hàng mới, chia sẻ kiến thức thông qua cơ chế cạnh tranh. Và do đó, nội hàm của thương mại điện tử liên quan đến tất cả các vấn đề phương thức và mô hình thương mại điện tử, Quản lý hệ thống thông tin (MIS), Hoạch định tổng nguồn lực của doanh nghiệp (ERP), E – marketing, thiết kế và xây dựng các công cụ công nghệ thông tin cho thương mại điện tử, Ứng dụng TMĐT trong kinh doanh (Applications of E – commerce for business), Luật thương mại điện tử và Chiến lược phát triển TMĐT. Với nội hàm đó, đội ngũ giảng viên thương mại điện tử phải được trang bị một khối lượng kiến thức rộng, đồng thời chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực hẹp. Có thể nói yêu đối với đội ngũ giảng viên thương mại điện tử là:
đang nạp các trang xem trước