TAILIEUCHUNG - Báo cáo " Tổ chức hành chính và quy hoạch đô thị Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XI - XIV "

Sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc, những nỗ lực vượt bậc của các triều đại Ngô - Đinh Tiền Lê đã khẳng định một cách vững chắc nền độc lập, thể hiện rõ bước trưởng thành của ý thức dân tộc và sự xác lập của quốc gia thống nhất. Điều đó đã tạo điều kiện cho nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vào năm 1010. Trước khi trở thành kinh đô của nhà Lý, khu vực Đại | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Xã hội và Nhân văn 23 2007 164-176 Tổ chức hành chính và quy hoạch đô thị Thăng Long - Hà Nội the kỷ XI - XIV Vũ Văn Quân1 Vũ Đường Luân2 1 Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn ĐHQGHN 336 Nguyễn Trãi Hà Nội Việt Nam 2 Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển ĐHQGHN 336 Nguyễn Trãi Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 16 tháng 8 năm 2007 Tóm tắt. Sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc những nỗ lực vượt bậc của các triều đại Ngô - Đinh -Tiền Lê đã khẳng định một cách vững chắc nền độc lập thể hiện rõ bước trưởng thành của ý thức dân tộc và sự xác lập của quôc gia thông nhâ t. Điều đó đã tạo điều kiện cho nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vào năm 1010. Trước khi trở thành kinh đô của nhà Lý khu vực Đại La - Thăng Long đã là một trung tâm dân cư đông đúc trung tâm kinh tế chính trị quân sự quan trọng từ thời thuộc Đường cho đến thê kỷ X ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Từ sau khi dời đô Thăng Long trở thành kinh đô của nước Đại Việt suô t bôn thế kỷ dưới hai triều Lý - Trần. Căn cứ vào nhiều nguồn tư liệu khác nhau chúng ta có thể hình dung kinh đô Thăng Long đã được tổ chức theo các đơn vị hành chính là phường dưới phường là ngõ và phô . Một sô tên phường có thể được xác định một cách tương đô i trên thực địa hiện nay. Cơ quan quản lý hành chính sớm nhâ t được biết tới ở kinh đô Thăng Long thế kỷ XI - XIV là ty Bình Bạc được thiết lập vào năm 1230. Những người đứng đầu cơ quan quản lý hành chính này đều là những vị quan thanh liêm có kinh nghiệm quản lý ở nhiều địa phương trong cả nước. Mặt bằng quy hoạch của Thăng Long thời Lý - Trần được tổ chức khá chặt chẽ với hai khu vực chính khu hành chính - quan liêu và khu kinh tế - dân gian. Tuy nhiên các khu vực này không hoàn toàn tách rời mà liên kết gắn bó với nhau. Thành Thăng Long thời Lý - Trần là sự thể hiện đầy đủ tính thích ứng khả năng tận dụng tô i đa các điều kiện tự nhiên hài hoà với tự nhiên và môi trường trong quy hoạch và xây dựng của người Việt. Song nhìn một cách tổng thể Thăng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.