TAILIEUCHUNG - Lịch sử thế giới trung đại: Phần 7

Lịch sử thế giới trung đại là lịch sử chế độ phong kiến, một hình thái kinh tế xã hội tiếp theo chế độ chiếm hữu nô lệ, mà niên đại đánh dấu sự kết thúc của chế độ chiếm hữu nô lệ, ở Tây Âu là năm 476, năm đế quốc Tây Rôma diệt vong. Sự kiện đánh dấu kết thúc thời trung đại và mở đầu cho thờ cận đại là cuộc cách mạng tư sản Anh bắt đầu bùng nổ năm 1642. Mời bạn đọc tham khảo. | mở rộng. Kết quả là năng suất và tổng sản lượng nông nghiệp tăng lên rất nhiều. Ca ngợi tình hình đó thiên Thực hóa chí thượng của sách Hán thư đã chép một cách khuếch đại rằng Đến đầu thời Vũ đế trong khoảng 70 năm nước nhà vô sự nếu không gặp lụt lội hạn hán thì nhân dán người no nhà đủ. Lẫm vựa ở các đô thị cho đến những nơi hẻo lánh đều đẩy ắp kho tàng của nhà nước thì thừa của cải. Tiền ở kinh đô tích luỹ háng trăm hàng vạn dây xâu tiền mục má không xê p lại được. Thóc kho để hết năm này sang năm khác đẩy tràn ra bên ngoài mục không ăn được. Nhân dân khắp mọi đường mọi ngỗ đều có ngựa trên đồng có từng đàn. Những người cưỡi ngựa cái bị khinh thường không được đến dự hội hê . Nhưng đến cuối thời Tây Hán do vua quan trong triều bất lực lại sống xa hoa thuế khoá tăng lên các địa chủ lớn không ngừng chiếm đoạt ruộng đất nên nhân dân đói khổ phải lưu tán và nổi dậy khởi nghĩa việc sản xuất nông nghiệp lại bị đình đốn. Đầu thời Đông Hán Lưu Tú lại thi hành những chính sách tương tự như đầu thời Tây Hán nên nông nghiệp lại được khôi phục và phát triển. Đáng chú ý là lúc bấy giờ công cụ sản xuất ngày càng được cải tiến. Vào cuối thời Đông Hán xe đạp nước bắt đầu được phát minh và đến thời Tam quốc thì được hoàn thiên thành cái xe đạp nước ngày nay. Phương pháp lợi dụng sức nước để kéo cối xay bột cũng bắt đầu ra đời. Từ cuối Đông Hán trải qua thời Tam quốc đến thời Nam - Bắc triều chiến tranh xảy ra liên miên tình hình đó dã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nông nghiệp. Đầu thời Tuỳ đất nước lại được thống nhất kinh tế đang có chiều hướng phát triển thì sự xa hoa vô hạn độ của Tuỳ Dưỡng đế và tiếp theo đó những cuộc chiến tranh xâm lược vằ những cuộc nội chiến kéo dài hơn chục năm đã làm cho kinh tế nông nghiệp bị tàn phá nặng nề. Rút bài học thất bại của nhà Tuỳ Đường Thái Tông thi hành những chính sách kinh tế tương đối tốt nên nông nghiệp lại phát triển. Đặc biệt đến năm trị vì thứ tư của Đường Thái tông 630 Trung Quốc được mùa lớn gạo mỗi đấu bốn năm tiền .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.