TAILIEUCHUNG - Biện pháp giảm thiểu tác động trong khai thác và chế biến quặng nhôm

Đầu tiên là thăm dò các vùng phân bố quặng Tiếp đến là giải phóng mặt bằng, lớp thảm thực vật, đền bù, tái định cư cho người dân. Sau cùng là tiến hành khai thác quặng. Quặng sẽ được tuyển rửa để chế biến alumina, có thể được xuất khẩu hay đưa vào nhà máy luyện qui trình sản xuất này, toàn bộ thảm thực vật, kiến trúc của của vùng quặng sẽ được thay đổi. | BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TRONG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG NHÔM Nội dung Tác động trong khai thác và chế biến quặng nhôm Quy trình khai thác Đầu tiên là thăm dò các vùng phân bố quặng. Tiếp đến là giải phóng mặt bằng, lớp thảm thực vật, đền bù, tái định cư cho người dân. Sau cùng là tiến hành khai thác quặng. Quặng sẽ được tuyển rửa để chế biến alumina, có thể được xuất khẩu hay đưa vào nhà máy luyện nhôm. Với quy trình sản xuất này, toàn bộ thảm thực vật, kiến trúc của vùng quặng sẽ thay đổi, sau khi khai khoáng phải tái tạo lại hoàn toàn cây trồng, vật nuôi, công trình dân sinh trên mặt đất. Trong khi đó, để tái tạo lại những mảng rừng bạt ngàn này phải mất đến hàng chục năm, hàng trăm năm. Quá trình tuyển quặng và chế biến alumina sẽ cần một lượng nước lớn và thải ra môi trường nhiều loại chất thải lỏng và rắn. Trong đó, đáng lưu ý nhất là bùn đỏ, một loại chất thải độc hại và nguy hiểm có độ pH cao, không tự tiêu hủy được. Tác động trong khai thác Bùn đỏ Bùn đỏ là vấn đề được quan tâm nhất: Bùn đỏ là hỗn hợp bao gồm các chất như sắt, mangan và một lượng xút dư thừa do quá trình dung hòa, tách quặng Alumin. Với quy hoạch phát triển bauxit ở Tây Nguyên đến năm 2015 mỗi năm sản xuất khoảng 7 triệu tấn Alumin, tương đương với việc thải ra môi trường 10 triệu tấn bùn đỏ. Đến năm 2025 là 15 triệu tấn alumin tương đương với 23 triệu tấn bùn đỏ. Cứ như thế sau 10 năm sẽ có 230 triệu tấn và sau 50 năm sẽ có 1,15 tỷ tấn bùn đỏ tồn đọng trên vùng Tây Nguyên. Hiện nay, trên thế giới chưa có nước nào xử lý triệt để được vấn đề bùn đỏ. Cách phổ biến mà người ta vẫn thường làm là chôn lấp bùn đỏ ở các vùng đất ít người, ven biển để tránh độc hại. Vấn đề đặt ra là liệu các giải pháp kỹ thuật (hồ chứa lót vải địa kỹ thuật) có thể đảm bảo giữ được bùn đỏ không ngấm xuống đất, không hòa vào nước ngầm gây ô nhiễm môi trường hay không ? Thiếu nước Tài nguyên nước mặt và nước ngầm ở Tây Nguyên là rất hạn chế. Hiện tại, mực nước ngầm ở Tây Nguyên đang giảm xuống một cách báo .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.