TAILIEUCHUNG - Chương II: Lịch sử nghiên cứu địa chất Việt Nam

Trong những năm 1852 đến 1898, chủ yếu là các công trình nghiên cứu lẻ tẻ, cục bộ về các hóa thạch trong các bồn trũng chứa than. Các công trình này đã có những đóng góp đáng kể về những hiểu biết về hóa thạch Trias trên thế giới, nổi bật là các công trình nghiên cứu của Zeiller R. (1903) | Chương II: Lịch sử nghiên cứu địa chất Việt Nam Lịch sử nghiên cứu địa chất Việt Nam được phân thành 3 thời kỳ chính: I. Thời kỳ trước năm 1954 II. Thời kỳ 1954 đến 1975 III. Thời kỳ 1975 đến nay I. Thời kỳ trước năm 1954 Được chia thành các giai đoạn: . Giai đoạn trước năm 1852 - Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu Nền khoa học đặc biệt là khoa học địa chất nhìn chung chưa có gì Một số mỏ đã được khai thác chủ yếu tập trung vào các mỏ đồng, vàng, bạc, sắt, chì, kẽm để phục vụ cho nhu cầu trang sức, rèn đúc công cụ và vũ khí Các hiểu biết về địa chất chủ yếu là dựa trên kinh nghiệp đúc kết về mối liên quan giữa cây cỏ, hoa lá trên mặt đất và khoáng sản Một số mỏ đã được khai thác như: mỏ đồng Long Tụ, Sảng Mộc (Thái Nguyên), mỏ bạc Long Xinh (Hà Giang) Các nghiên cứu địa chất Việt Nam và Đông Dương do người Pháp tiến hành Trong những năm 1852 đến 1898, chủ yếu là các công trình nghiên cứu lẻ tẻ, cục bộ về các hóa thạch trong các bồn trũng chứa than. Các công trình này đã có những đóng góp đáng kể về những hiểu biết về hóa thạch Trias trên thế giới, nổi bật là các công trình nghiên cứu của Zeiller R. (1903) Năm 1898, đánh dấu một thời kỳ mới trong nghiên cứu địa chất nước ta với điểm mốc là sự ra đời của Sở Địa chất Đông Dương . Giai đoạn 1852 đến 1954 Từ năm 1898 đến năm 1954 hàng loạt những nghiên cứu hệ thống mang tính khu vực và chuyên đề ra đới. Đáng kể nhất là những nghiên cứu về địa chất và cổ sinh của Deprat J. và Mansuy H. (1912-1913); các bản đồ địa chất khu vực lần lượt ra đời như “Bản đồ địa chất vùng Bắc Trung Bộ và các vùng kế cận của Lào” tỷ lệ 1/ của Fromaget J., 1927; “Nghiên cứu địa chất Trung Đông Dương khoảng giữa Mê Kông và Touran” của Hoffet . (1927-1931); chuyên khảo “Xứ Đông Pháp, cấu tạo địa chất, đá, các mỏ và mối liên quan có thể của chúng với kiến tạo địa chất” và Bản đồ địa chất Đông Dương kèm theo của Fromaget J. (1941); Các bản đồ tỷ lệ 1/ “Trung bộ và Hạ Lào”, “Vinh”, Mông Tự, Cao Bằng, Hà .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.