TAILIEUCHUNG - Đàn Chapy của người Raglai
Ở Việt Nam ta mỗi vùng, có một loại dân ca lễ hội, mỗi dân tộc có một loại nhạc cụ độc đáo để phục vụ cho các lễ hội dân gian đặc sắc đó. Người Ê Đê, Ba Na (Tây Nguyên) có đàn Tơ Rưng, người Chăm có khèn Sa Ra Nai, trồng Pa Ra Nưng, người Việt có kèn Bầu. Đồng bào dân tộc Raglai ở Ninh Thuận có đàn đá Bác Ái, một loại nhạc cụ độc đáo từ cổ xưa để lại, trong các lễ hội dân gian người ta còn dùng Mã La để phụ. | Mùa xuân năm 1993, để chuẩn bị cho chuyến lưu diễn ở Bắc Âu của Nhóm Du ca đồng nội, Đoàn nhạc sĩ Thành phố Hồ Chí Minh về điền dã tại Bác Ái gồm có nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, nhà thơ Lê Giang, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, đặc biệt có Trần Tiến, trưởng nhóm Du ca. Mục đích của chuyến đi này của Trần Tiến là tìm bằng được chiếc tù và Tây Nguyên. Tôi (tác giả) được cử đi sưu tầm, đến xóm Đá, xã Trà Co Bác Ái, nghỉ chân bên đường, tôi phát hiện trong nhà một đồng bào có một ống tre đặc biệt, chúng tôi yêu cầu chủ nhà đàn cho nghe thử một bài, qua máy ghi âm phát ra tiếng rất hay, không ai cho đó là tiếng một ống tre. Do sự độc đáo của cây đàn, nghệ sĩ Trần Tiến đã mua lại cây đàn. Vài ngày sau anh về thành phố, anh đã tập cho nhóm du ca và đem đi diễn ở các nước Bắc Âu, đàn ống tre Việt Nam đã được bạn bè quốc tế hoan nghênh, Đoàn Ca múa Ninh Thuận đã dàn dựng tiết mục múa hát Tình yêu Cha Py do Trần Tiến sáng tác, được hội diễn toàn quốc đánh gia cao. Đàn Cha Py đã được chuyên nghiệp hóa nhờ âm thanh điện tử.
đang nạp các trang xem trước