TAILIEUCHUNG - Khi tài sản bảo đảm… không đảm bảo

Cách thức nước Mỹ xử lý nợ xấu trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008, về nguyên lý, có phần nào giống những gì chúng ta đang muốn làm: mua lại các tài sản có vấn đề, bán lại hoặc nắm giữ tùy thuộc từng loại tài sản để giúp cho thị trường không rớt giá tiếp và khi thị trường phục hồi sẽ bán ra để thu hồi vốn. Việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam có thể áp dụng cách thức trên hay không có liên quan đến thực trạng các tài sản có vấn. | Khi tài sản bảo đảm. không đảm bảo Cách thức nước Mỹ xử lý nợ xấu trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008 về nguyên lý có phần nào giống những gì chúng ta đang muốn làm mua lại các tài sản có vấn đề bán lại hoặc nắm giữ tùy thuộc từng loại tài sản để giúp cho thị trường không rớt giá tiếp và khi thị trường phục hồi sẽ bán ra để thu hồi vốn. Việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam có thể áp dụng cách thức trên hay không có liên quan đến thực trạng các tài sản có vấn đề các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam mà đến nay vẫn chưa được làm rõ. Nợ quá hạn của ngân hàng sẽ trở thành nợ xấu và đặc biệt trở thành nợ có khả năng mất vốn khi các tài sản bảo đảm có vấn đề. Một phần nguyên nhân của vấn đề này là cơ chế xử lý tài sản bảo đảm còn bất cập. Hệ thống ngân hàng cần sự hỗ trợ từ các cơ quan tiến hành tố tụng để xử lý đúng thời gian công bằng và đúng bản chất giao dịch. Tuy nhiên tình trạng không xử lý được tài sản bảo đảm còn xuất phát từ chính các tài sản này như có tranh chấp về sở hữu bị bán cho bên thứ 3 hoặc được thế chấp nhiều lần. Trong số 80 nợ xấu được bảo đảm bằng bất động sản chưa rõ tình trạng ra sao như tỷ lệ nhà đất có thể xử lý được có giấy tờ giả vướng mắc về sở hữu không đăng ký giao dịch bảo đảm không lập hợp đồng thế chấp. là bao nhiêu. Từng có rất nhiều trường hợp khi có nợ quá hạn ngân hàng đi kiểm tra tình trạng tài sản bảo đảm mới phát hiện tại địa chỉ nhà đất thế chấp không có nhà và cũng không có giấy tờ đất nào như trong hồ sơ vay vốn. Cũng có những vụ ngân hàng không lập hợp đồng thế chấp có công chứng dẫn đến khách hàng nại ra rằng hợp đồng thế chấp vô hiệu. Thậm chí trong một vụ việc tranh chấp đang trong quá trình giải quyết ngân hàng sau khi nhận tài sản thế chấp là nhà đất thì không rõ vì lý do gì đã cởi bỏ thế chấp dẫn đến tình trạng khách hàng không chịu trả nợ ngân hàng không có gì để xử lý. Có trường hợp DN thế chấp nhà xưởng và không trả được nợ ngân hàng không có cách nào để phát mại được nhà xưởng đó. Bán một dây chuyền .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.