TAILIEUCHUNG - ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI2

ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 2 c. Ấn Độ từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ III CN. Năm 187 TCN, vương triều Môrya bị một viên tướng của mình lật đổ. Từ đó nước Magađa suy yếu nhanh chóng và đến năm 28 TCN thì diệt vong. Đến thế kỷ I, người Cusan (cùng một huyết thống với người Tuyếc) từ Trung Á tràn sang chiếm được miền Tây Bắc An Độ lập thành một nước tương đối lớn. Vua nước Cusan lúc bấy giờ là Canísca (78 – 123) cũng là một người rất tôn sùng đạo Phật nên dưới. | ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 2 c. Ấn Độ từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ III CN. Năm 187 TCN vương triều Môrya bị một viên tướng của mình lật đổ. Từ đó nước Magađa suy yếu nhanh chóng và đến năm 28 TCN thì diệt vong. Đến thế kỷ I người Cusan cùng một huyết thống với người Tuyếc từ Trung Á tràn sang chiếm được miền Tây Bắc An Độ lập thành một nước tương đối lớn. Vua nước Cusan lúc bấy giờ là Canísca 78 - 123 cũng là một người rất tôn sùng đạo Phật nên dưới thời thống trị của ông Phật giáo rất hưng thịnh. Theo truyền thuyết đến năm 123 Canisca bị nhân dân khởi nghĩa bóp chết. Từ đó nước Cusan ngày càng suy yếu lãnh thổ chỉ còn lại vùng Pungiáp và tồn tại đến thế kỷ V thì diệt vong. 2. Giai cấp nô lệ và công xã nông thôn. a. Giai cấp nô lệ. Vấn đề nô lệ ở An Độ từ thời cổ đại đã có hai ý kiến Mêgaxten sứ thần của Xêlơcút thường trú ở cung đình vương triều Môrya khẳng định rằng ở An Độ không có nô lệ. Ông nói Ở An Độ có một điểm đáng chú ý nhất là tất cả mọi người An Độ đều là người tự do không có một người An Độ nào là nô lệ . Sở dĩ Magaxten có ý kiến như vậy vì ông là một người Hy Lạp do đó ông đã dùng tiêu chuẩn của người nô lệ ở Hy Lạp để xem xét tình hình nô lệ ở Ản Độ. - Cautalia tác giả sách Bàn về việc chính trị Arthasastra cho rằng ở An Độ có đến 15 loại đaxa mà đaxa có nghĩa là tôi tớ nô lệ. - Sự thực không phải ở An Độ cổ đại không có nô lệ đồng thời cũng không phải có nhiều loại nô lệ như Cautalia đã nói. Nguồn gốc nô lệ ở An Độ cũng là tù binh người phá sản người phạm tội. Thân phận của nô lệ cũng rất thấp kém họ bị coi là tài sản của chủ và bị gọi là tài sản hai chân để phân biệt với gia súc được gọi là tài sản bốn chân . Do vậy nô lệ cũng bị đem bán cầm biếu trao đổi làm giải thưởng trong các cuộc thi đấu . Theo tác phẩm Bàn về việc chính trị giá một nô lệ so với ngựa đắt hơn so với trâu hoặc bò cái đắt hơn một lần rưỡi so với dê thì bằng 20 lần. Đối với những người nô lệ mà chủ cho là phạm tội thì chủ có quyền trừng phạt mà hình thức thông thường nhất là đánh đập xiềng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.