TAILIEUCHUNG - Cao Văn Lầu – Nhân vật văn hóa Việt Nam part 7

Tham khảo tài liệu 'cao văn lầu – nhân vật văn hóa việt nam part 7', khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | CAO VĂN LẮU - nhân vật lịch sử văn hóa Việt Nam chương trình về nhạc sĩ Cao Văn Lầu vào buổi chiều thứ bảy. Đóng cửa rạp ít ai biết vả lại việc bắt bở hay làm khó dễ người tổ chức chương trình nói về nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng không kiếm chác được gì. Do đó lính tráng cũng không buồn hỏi trái lại còn thích nghe ca hát. Phải nhìn nhận một số người ở Sài Gòn lúc đó dù là lính tráng hay c ng an mật vụ cũng ưa thích nghệ thuật sân khâu và dễ dãi với nghệ sĩ. Một sô nhạc sư nhạc sĩ sáng mắt và nhạc sĩ khiếm thị đã hòa tấu bản Dạ cổ hoài lang lần đầu tiên giữa Sài Gòn trước mặt nhạc sĩ Cao Văn Lầu ngồi giữa sân khấu. Dứt bản hòa tấu thính giả tán thưởng nồng nhiệt. Tiếng vỗ tay kéo dài thật lâu. Cha đẻ bản vọng cổ phải bước ra phía trước sân khâu chắp tay chào cảmtạ. Tôi ngại nhạc sĩ Cao Văn Lầu đứng lâu có thể lảo đảo nên phải đứng cạnh bên để dìu vào sân khâu. Sự hiện diện của đông đảo nhà báo nhạc sĩ và thính giả đã nâng cao mức độ tôn vinh một nhạc sĩ khai sáng bản vọng cổ nguyên thủy giữa Sài Gòn. Đó là một sự thật sáng giá. 71 CAO VĂN LẤU - nhân vật lịch sử văn hóa Việt Nam Không ồ ạt rầm rộ mà âm áp và sâu lắng buổi nói chuyện kể trên đã tạo được tiếng vang sâu rộng ở Sài Gòn và phân nửa nước và nhân dịp đó đã lạc quyên một sô tiền được giao trọn cho nhạc sĩ Sáu Lầu giúp nhạc sĩ trị lành bệnh mắt có vảy cá. Mười năm sau ngày 14 4 1973 một lần nữa nhân dân Sài Gòn cùng một số nghệ sĩ ca nhạc và sân khâu nhà văn ký giả soạn giả làm hạt nhân đã tổ chức cuộc gặp mặt thân tình với nhạc sĩ Cao Văn Lầu tại Sài Gòn để làm lễ chúc thọ ông ở tuổi 80 và đã lạc quyên một sô tiền giúp ông sửa chữa nhà. Nhạc sĩ Út Trong cho mưựn nhà ưên đường Trần Hưng Đạo gần chợ Nãng-xi không cần xin giấy phép chánh quyền Sài Gòn. Điều này thể hiện ý chí sắt đá ưước sự việc bất thường có thể xảy ra. Nhạc sĩ Út Trong còn đảm nhiệm phần minh họa bản Dạ cổ hoài lang và sự phát triển của nó qua các lối ca trữ tình được nâng lên nhịp 8 16 32 qua một số bài được phổ cập ở nhiều thời điểm. Nghệ sĩ Nam

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.