TAILIEUCHUNG - Đề tài: Ảnh hưởng của chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến năng suất lạc trong vụ Xuân 2010 tại HTX Hương Long, thành phố Huế
Nước ta là một nước nông nghiệp, cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong nước, ngành nông nghiệp nói chung và nghành trồng trọt nói riêng cũng không ngừng đi lên về mọi lĩnh vực như: Nghiên cứu các biện pháp thâm canh cây trồng, chọn tạo bộ giống thích hợp cho từng vùng, phát triển cơ giới hoá cho địa phương, Đặc biệt trong những năm gần đây nước ta chủ động phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, mở rộng diện tích canh tác, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu trong. | Cành là bộ phận chính cùng với thân tạo nên hình dáng của cây, là bộ phận gián tiếp cấu thành năng suất của lạc. Cành chính là nơi ra hoa, kết quả, tạo năng suất sau này. Tổng số cành trên cây có thể đạt tối đa 11 cành, song các cành cho quả kinh tế chỉ có 5 cành cấp một và 4 cành cấp hai, từ cành cấp một thứ 6 trở đi không cho quả kinh tế. Sự phân cành càng sớm và càng nhiều thì càng có lợi cho quá trình ra hoa tạo quả hữu hiệu, đặc biệt là cặp cành cấp một đầu tiên và các cành cấp 2 vì số quả chắc tập trung tới 80 - 90% tổng số quả chắc trên cây. Khi nghiên cứu về sự phát triển của cành lạc, chúng ta đặc biệt quan tâm đến chiều dài cành cấp một đầu tiên. Nếu cặp cành này to khoẻ, góc độ phân cành hợp lý thì đây là cơ sở cho 4 cành cấp hai phát triển cũng là tiền đề cho năng suất sau này. Số lượng cành, độ dài cành cấp một đầu tiên cũng như đặc điểm phân cành của lạc phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, các biện pháp kỹ thuật thâm canh tốt sẽ làm cây phát triển khoẻ, quá trình phân cành diễn ra thuận lợi, từ đó làm tăng số hoa hữu hiệu, tăng số quả trên cây. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của việc nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần với các liều lượng đạm khác nhau đến sự phát sinh cành lạc được trình bày ở bảng .
đang nạp các trang xem trước