TAILIEUCHUNG - Kinh tế học vi mô: Giá và Sản lượng

Kinh tế học vi mô: Giá và Sản lượng trên một Thị trường độc quyền Trong chương trước, chúng ta đã cùng khảo sát giá và sản lượng trong một thị trường cạnh tranh; còn tại chương này, xin gửi tới các Saganor bài phần tích về giá cả và sản lượng được quyết định trên một thị trường độc quyền như thế nào. Một thị trường độc quyền được đặc trưng bởi: 1. một người bán duy nhất 2. không có hàng hoá thay thế gần giống 3. có những rào cản hiệu quả ngăn cản việc gia nhập. | Kinh tế học vi mô Giá và Sản lượng trên một Thị trường độc quyền Trong chương trước chúng ta đã cùng khảo sát giá và sản lượng trong một thị trường cạnh tranh còn tại chương này xin gửi tới các Saganor bài phần tích về giá cả và sản lượng được quyết định trên một thị trường độc quyền như thế nào. Một thị trường độc quyền được đặc trưng bởi 1. một người bán duy nhất 2. không có hàng hoá thay thế gần giống 3. có những rào cản hiệu quả ngăn cản việc gia nhập thị trường Thị trường độc quyền Những rào cản với việc gia nhập thị trường có thể tồn tại vì ba lý do 1. Quy mô kinh tế economies of scale 2. Hoạt động của công ty và hoặc 3. Hoạt động của chính phủ Nếu quy mô kinh tế tồn tại với mức sản lượng tương đương các công ty lớn có thể sản xuất hàng hoá với một mức giá thấp hơn với mức giá của các công ty nhỏ hơn có thể sản xuất. Biểu đồ dưới đây minh hoạ cho khả năng này. Khi một ngành kinh doanh thuộc loại này bắt đầu phát triển có thể có nhiều công ty nhỏ. Giả sử ví dụ tất cả những công ty này có đường tổng chi phí trung bình là ATC0 . Mặc dù vậy nếu một trong số những công ty này lớn hơn các công ty khác nó có thể sản xuất hàng hoá với một mức giá thấp hơn ví dụ như P tại mức giá này các công ty nhỏ hơn sẽ chịu lỗ. Lưu ý các công ty nhỏ hơn sẽ nhận được mức lợi nhuận bằng 0 nếu mức giá là P0. Tại mức giá P các công ty nhỏ hơn sẽ chịu lỗ và công ty lớn hơn sẽ nhận được mức lợi nhuận kinh tế bằng 0 . Trong tình huống này các công ty nhỏ hơn rút cục sẽ bị buộc phải rời bỏ ngành kinh doanh này hoặc sát nhập với các công ty khác để trở nên ít nhất cũng lớn bằng công ty lớn nhất hiện thời. Khi các công ty tiếp tục phát triển vừa thông qua sự mở rộng nội bộ và vừa bằng cách mua toàn bộ các công ty nhỏ hơn chi phí trung bình của họ tiếp tục giảm. Các công ty nhỏ hơn tiếp tục biến mất cho tới khi thậm chí chỉ còn một công ty lớn tồn tại. Một ngành kinh doanh như vậy được gọi là độc quyền tự nhiên natural monopoly do hậu quả dài hạn của quá trình cạnh tranh tạo ra một ngành .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.