TAILIEUCHUNG - Khoa Khoa học cơ bản Bộ môn: Cơ học

NỘI DUNG ÔN TẬP THI TRẮC NGHIỆM KẾT THÚC MÔN ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH | NỘI DUNG ễN TẬP THI TRẮC NGHIỆM KẾT THÚC MễN ĐỘNG LỰC HỌC CễNG TRèNH Chương I: Các kiến thức mở đầu Các kiến thức cơ bản sinh viên phải nắm chắc: 1. Định nghĩa và mô hình nghiên cứu các hệ dao động 2. Các loại lực tác dụng lên hệ dao động: Lực kích động suy rộng, lực phục hồi suy rộng, lực hao tán suy rộng 3. Phân loại hệ dao động: phân loại theo số bậc tự do của cơ hệ, phân loại theo mô hình toán học, phân loại theo tính chất các dao động Chương II: Dao động của hệ một bậc tự do Các kiến thức cơ bản sinh viên phải nắm chắc: 1. Cách lập phương trình vi phân dao động của hệ một bậc tự do bằng phương trình Lagrăng II và phương pháp lực. 2. Phương trình, nghiệm, các đặc trưng và tính chất dao động tuyến tính của cơ hệ một bậc tự do trong trường hợp: - Dao động tự do của hệ không cản. - Dao động tự do của hệ có cản nhớt. 3. Phương trình, nghiệm, các đặc trưng và tính chất dao động tuyến tính của cơ hệ một bậc tự do dưới tác dụng của lực kích động điều hoà và kích động xung trong trường hợp: - Dao động cưỡng bức của hệ không cản - Dao động cưỡng bức của hệ có cản nhớt. Bài tập: Chương 1, sách Bài tập Động lực học công trình – PGS. TS Nguyễn Đình Ba. Cụ thể: sử dụng lý thuyết trong chương này để giải quyết các bài tập có dạng như sau: 1- Đối với dao động tự do không cản: - Lập phương trình vi phân dao động của hệ. - Tìm tần số dao động riêng, chu kì dao động của hệ. - Tìm quy luật dao động của hệ tương ứng với điều kiện ban đầu . 2- Đối với dao động tự do có cản nhớt: - Lập phương trình vi phân chuyển động của hệ. - Tìm điều kiện để hệ dao động xung quanh vị trí cân bằng. - Tìm tần số dao động riêng, tìm chu kì của dao động. - Xác định độ giảm biên độ của dao động tắt dần. - Tìm quy luật dao động của hệ tương ứng với điều kiện ban đầu. 3- Đối với dao động cưỡng bức : - Lập phương trình vi phân dao động của hệ trong trường hợp có cản và không cản. - Tìm tần số dao động riêng, tần số dao động cưỡng bức. - Tìm biên độ và pha ban đầu của dao động cưỡng bức. - Tìm điều kiện để hệ có cộng hưởng. - Tìm quy luật dao động của hệ tương ứng với điều kiện ban đầu. Chương III: Dao động tuyến tính của hệ nhiều bậc tự do Các kiến thức cơ bản sinh viên phải nắm chắc: 1. Cách lập phương trình vi phân dao động của cơ hệ có nhiều bậc tự do. 2. Dao động tự do không cản: cách xác định các tần số dao động riêng và các dạng dao động chất trực giao của các vectơ riêng. Các toạ độ chính. 3. Cách dùng phương pháp ma trận dạng riêng để giải bài toán dao động tự do có cản. 4. Giải bài toán dao động cưỡng bức của hệ nhiều bậc tự do bằng phương pháp ma trận dạng riêng. Bài tập: Chương 2, quyển Bài tập Động lực học công trình - Nguyễn Đình Ba.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.