TAILIEUCHUNG - Bón phân đón đòng cho lúa đông xuân

Phần lớn diện tích lúa đông xuân ở ĐBSCL đang ở giai đoạn 4045 ngày tuổi. Đây là giai đoạn lúa đang chuẩn bị làm đòng. Bón phân đón đòng cho lúa ở giai đoạn này có tác động rất lớn đến năng lúa của cả vụ. Thông thường bà con thường bón phân cho lúa làm 3 đợt: đợt 1 lúc 710 ngày sau sạ (NSS), đợt 2 lúc 20-25 NSS, đợt 3 lúc 40-45 NSS. Công thức phân bón nói chung là 100:60:50 kg NPK/ha. Trong khi bón phân đợt 1 và đợt 2 có tác dụng. | Bón phân đón đòng cho lúa đông xuân Phần lớn diện tích lúa đông xuân ở ĐBSCL đang ở giai đoạn 4045 ngày tuổi. Đây là giai đoạn lúa đang chuẩn bị làm đòng. Bón phân đón đòng cho lúa ở giai đoạn này có tác động rất lớn đến năng lúa của cả vụ. Thông thường bà con thường bón phân cho lúa làm 3 đợt đợt 1 lúc 710 ngày sau sạ NSS đợt 2 lúc 20-25 NSS đợt 3 lúc 40-45 NSS. Công thức phân bón nói chung là 100 60 50 kg NPK ha. Trong khi bón phân đợt 1 và đợt 2 có tác dụng thúc đẩy cho lúa để nhánh và sinh trưởng sinh dưỡng thì bón phân đợt 3 sẽ tác động trực tiếp đến các thành phần năng suất lúa như chiều dài bông số hạt chắc bông trọng lượng hạt tỷ lệ hạt lép và cuối cùng tác động đến năng suất lúa. Chính vì vậy bón phân đợt này có ý nghĩa rất quan trọng với cả vụ lúa. Tập quán của bà con nông dân là thường dùng phân hỗn hợp NPK để bón đón đòng cho lúa nhưng theo ý kiến của các nhà khoa học thì nên bón phân đơn cụ thể là phân đạm urea và phân kali vì phân bón có lân ở giai đoạn này ít có hiệu quả mà nên bón hết lượng phân lân cả vụ vào đợt 1 và 2. Bón phân ka li giai đoạn này sẽ giúp cây lúa cứng cây hạn chế đổ ngã lúa bị đổ ngã sẽ giảm năng suất rất nhiều chắc hạt giảm sâu bệnh. Phân đạm sẽ giúp lá lúa xanh tốt làm tăng khả năng quang hợp và vận chuyển chất khô về hạt . Lượng phân bón cho đợt bón đón đòng này là 50 kg urea 50 kg kali ha. Lưu ý khi bón phân Trước khi bón phân bà con cần quan sát vào màu sắc lá lúa để bón phân đạm theo kinh nghiệm sản xuất của mình. Nếu thấy lá lúa rất xanh và cây lúa non có triệu chứng đổ ngã là dấu hiệu cho thấy ruộng lúa đã thừa đạm vì vậy không nên bón thêm phân đạm mà cần tăng lượng phân kali cho cứng cây. Điều đặc biệt là phải quan tâm đến bệnh đạo ôn. Thời tiết ở nam bộ mùa này ngày nắng gắt đêm lạnh sáng nhiều sương rất thích hợp cho bệnh đạo ôn phát triển. Nếu trên ruộng đang có bệnh đạo ôn thì bà con cần phải phun thuốc trị bệnh đạo ôn trước. Cần chọn những loại thuốc có hiệu quả cao và phun nhiều nước để thuốc trải đều trên bề mặt .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.