TAILIEUCHUNG - Bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh (Học phần 2) - Bài 2: Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo - Đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

Đảng ta coi đoàn kết dân tộc và tôn giáo là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trong chính sách dân tộc và tôn giáo thì việc đoàn kết dân tộc và tôn giáo có mối quan hệ biện chứng với nhau, cũng là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu. Bài giảng này sẽ trình bày một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và vấn đề đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo. | MỞ ĐẦU Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và nhiều tôn giáo. Với 54 dân tộc cư trú ở các vùng miền khác nhau có trình độ kinh tế văn hóa xã hội và mức sống khác nhau đồng bào mỗi dân tộc cũng theo nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo. Đến nay Nhà nước ta đã cấp giấy đăng ký và công nhận 31 tổ chức của 12 tôn giáo. Dù là dân tộc nào theo loại hình tín ngưỡng tôn giáo gì thì người dân cư trú trên mảnh đất Việt hình chữ S này vẫn luôn có khát vọng xây dựng một nước Việt Nam độc lập dân chủ tự do và hạnh phúc cho mọi người đó là điểm tương đồng để mọi người chung sức chung lòng nhằm phấn đấu vươn tới những ước vọng chính trị - văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc. Chính vì vậy Đảng ta coi đoàn kết dân tộc và tôn giáo là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Cương lĩnh 1991 và các văn kiện tiếp theo Đảng ta đã nhiều lần xác định vai trò của đoàn kết dân tộc tôn giáo. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy trong chính sách dân tộc và tôn giáo thì việc đoàn kết dân tộc và tôn giáo có mối quan hệ biện chứng với nhau cũng là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu. Bài giảng được biên soạn dựa trên cơ sở Giáo trình giáo dục quốc phòng an ninh tập một dùng cho đại học cao đẳng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2014. 1 Phần I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN TỘC. 1. Khái niệm. Dân tộc là cộng đồng người ổn định hình thành trong lịch sử tạo lập một quốc gia trên cơ cở cộng đồng bền vững về lãnh thổ quốc gia kinh tế ngôn ngữ truyền thống văn hoá đặc điểm tâm lý ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc. Khái niệm được hiểu - Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung tiếng mẹ đẻ để giao tiếp nội bộ dân tộc. Các thành viên cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hóa vật chất văn hoá tinh thần tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc. - Dân tộc được hiểu theo nghĩa cộng đồng quốc gia dân tộc là một cộng đồng chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi một nhà nước thiết lập trên một lãnh thổ chung như dân tộc Việt Nam dân tộc Trung Hoa 2. Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.