TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định

Trong mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường, mầm bệnh và tôm, yếu tố môi trường giữ vai trò hết sức quan trọng, gây tác động lên mối quan hệ giữa tôm và mầm bệnh. Do vậy, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện phát triển bền vững cho các vùng nuôi tôm là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mời các bạn cùng tìm hiểu. | Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước vùng nuôi tôm huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định Lê Thị Thanh Thủy Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS Chuyên ngành Khoa học Môi trường Mã số 60 44 03 01 Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn Nguyễn Xuân Hải Năm bảo vệ 2014 Keywords. Khoa học Môi trường Môi trường Nam Định Hải Hậu Môi trường nước nuôi tôm. Content ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những nước có nghề nuôi tôm lâu đời và sản lượng tạo ra từ nghề này đã và đang mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản đến năm 2011 sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đạt 3 triệu tấn và xuất khẩu thủy sản đã đạt mức 6 118 tỷ USD trong đó tôm sú xuất khẩu 1 43 tỷ USD chiếm 59 7 năm 2012 tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của Việt Nam là ha sản lượng tấn tăng 0 2 về diện tích nhưng giảm 3 9 sản lượng so với năm 2011. 19 Bên cạnh những thành quả đạt được nghề nuôi tôm Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đầu tư ban đầu cho nghề nuôi tôm là rất lớn nhưng người dân cũng gặp phải không ít rủi ro do bệnh dịch làm chết tôm hàng loạt chất lượng và số lượng sản phẩm đạt được thấp gây tổn thất lớn cho người dân. Nguyên nhân của tình trạng trên là Một là do người nuôi chạy theo lợi nhuận đã lạm dụng nhiều loại thuốc hóa chất làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng kháng dịch bệnh và khả năng hấp thu của tôm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thu hoạch. Hai là việc gia tăng diện tích nuôi do sự phát triển không đồng bộ và tự phát các ao nuôi tôm truyền thống đã dần chuyển đổi thành ao nuôi công nghiệp. Mặt khác hệ thống cấp và thoát nước cho các vùng nuôi tôm vẫn chưa được quy hoạch rõ ràng không phân biệt được kênh nước sạch kênh thải. Chính vì vậy lượng chất thải từ các ao nuôi được thải ra ngoài môi trường sau mỗi vụ nuôi ngày càng tăng làm cho môi trường nước ngày càng ô nhiễm nặng dịch bệnh xảy ra và lây lan khó kiểm soát. Theo Tổng cục Thủy sản nhận định dịch bệnh xảy ra trầm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.