TAILIEUCHUNG - Bài giảng Thực vật ở nước - CĐ Thủy Sản

Bài giảng Thực vật ở nước gồm có 5 chương, cung cấp cho người học những kiến thức như: Phân loại thực vật phù du, khu hệ thực vật phù du, phương pháp nuôi tảo đơn bào, thực vật bậc cao ở nước. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết. | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN -----o0o----- BÀI GIẢNG Môn học Thực vật ở nước Ngành Nuôi trồng thủy sản Trình độ Cao đẳng Năm 2016 1 Chương 1. Mở Đầu I. Định nghĩa đối tượng và nhiệm vụ môn học 1. Định nghĩa Sinh thái thuỷ sinh là môn học nghiên cứu một cách có khoa học về môi trường sống của thuỷ sinh vật các nhóm sinh vật trong môi trường nước ngọt lợ mặn . Nghiên cứu về sự đa dạng của các nhóm sinh vật trong môi trường nước cũng như mối quan hệ giữa sinh vật nước với môi trường nước và mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật với nhau. 2. Đối tượng Sinh vật sống trong tầng nước Nhóm sinh vật nổi Nhóm sinh vật đáy Các đối tượng tảo luân trùng Artemia. làm thức ăn cho các đối tượng thuỷ sản 3. Nhiệm vụ của môn học Môn học Sinh thái Thủy sinh vật giới thiệu cho học sinh các kiến thức cơ bản về - Các đặc điểm môi trường sống của thuỷ sinh vật - Giới thiệu về khu hệ thủy sinh vật nước ngọt lợ mặn. - Các đặc điểm hình thái cấu tạo sinh thái học của thực vật động vật nước theo thang bậc tiến hóa từ thấp đến cao - Phương pháp nuôi trồng một số nhóm thực vật động vật nước có giá trị kinh tế. - Tầm quan trọng của thực vật động vật nước đối với tự nhiên con người và trong nuôi trồng thủy sản II. Phương pháp kỹ thuật nghiên cứu thủy sinh vât Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong phân loại thủy sinh vật kể cả việc sử dụng các kỹ thuật đơn giản đến các phương tiện thiết bị tối tân. Các phương pháp chính dùng trong phân loại học bao gồm các phương pháp hình thái so sánh giải phẫu sinh lý sinh hóa địa lý miễn dịch. 1- Phương pháp hình thái so sánh Dựa vào đặc điểm hình thái nhất là hình thái cơ quan sinh sản. Những thực vật càng gần nhau thì càng có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau. Hiện nay ngoài những đặc điểm hình thái bên ngoài người ta còn dùng cả những đặc điểm vi hình thái micromorphologie tức là hình thái cấu trúc của tế bào của mô kể cả cấu trúc siêu hiển vi để phân loại. Ðây là phương pháp được sử dụng chủ yếu. .2- Phương

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.