TAILIEUCHUNG - Đồn điền cao su ở Nam Kì thời thuộc Pháp: Lối thoát cho cuộc sống bần cùng hay con đường dẫn tới “địa ngục trần gian” của người lao động Việt Nam
Từ những thử nghiệm ban đầu vào năm 1897, đồn điền cao su ở Nam Kì phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế thu hút một lực lượng lao động đông đảo đến từ Bắc Kì, Trung Kì. | Đồn điền cao su ở Nam Kì thời thuộc Pháp: Lối thoát cho cuộc sống bần cùng hay con đường dẫn tới “địa ngục trần gian” của người lao động Việt Nam HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 8, pp. 85-96 This paper is available online at ĐỒN ĐIỀN CAO SU Ở NAM KÌ THỜI THUỘC PHÁP: LỐI THOÁT CHO CUỘC SỐNG BẦN CÙNG HAY CON ĐƯỜNG DẪN TỚI “ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN” CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ? Trần Xuân Trí Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Từ những thử nghiệm ban đầu vào năm 1897, đồn điền cao su ở Nam Kì phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế thu hút một lực lượng lao động đông đảo đến từ Bắc Kì, Trung Kì. Là nạn nhân của chính sách cướp đoạt ruộng đất, bóc lột thuế khóa, một bộ phận lớn nông dân bị bần cùng hóa, không tấc đất cắm dùi đã vào làm việc trong các đồn điền cao su ở Nam Kì với hy vọng thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ nơi thôn quê. Khác xa với những lời hứa khi tuyển mộ và quy chế lao động của chính quyền, trong các đồn điền cao su, người lao động phải làm việc nặng nhọc liên tục từ 12 đến 14 giờ/ngày. Trong khi đó tiền công thấp, điều kiện ăn ở tồi tệ, lại bị điền chủ Pháp và cai đồn điền đối xử tàn nhẫn nên lực lượng lao động trên đồn điền cao su bị đẩy vào vòng cùng quẫn, nợ nần. Đối với người lao động, đồn điền cao su được ví như một địa ngục trần gian, một xã hội thu nhỏ của xã hội thuộc địa Việt Nam. Từ khóa: Đồn điền cao su, Nam Kì thuộc Pháp, người lao động. 1. Mở đầu Vấn đề lao động trong đồn điền cao su ở Nam Kì là một trong những vấn đề đã được một số nhà sử học Việt Nam quan tâm nghiên cứu, như: Địa ngục cao su của Nguyễn Hải Trừng xuất bản năm 1955 [1], Giai cấp công nhân Việt Nam của Trần Văn Giàu công bố năm 1961[2], Tư bản Pháp và vấn đề cao su ở miền Nam Việt Nam của Nguyễn Phong, xuất bản năm 1963 [3]. Đặc biệt năm 1965, Trần Tử Bình, người đã từng làm việc ba .
đang nạp các trang xem trước