TAILIEUCHUNG - Đánh giá thực trạng sản xuất hành tăm (Allium schoenoprasum) trên các vùng đất cát ven biển từ năm 2010 đến 2014 tại Quảng Trị
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng, phát hiện những hạn chế tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển sản xuất hành tăm trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị bền vững. | Đánh giá thực trạng sản xuất hành tăm (Allium schoenoprasum) trên các vùng đất cát ven biển từ năm 2010 đến 2014 tại Quảng Trị Tạp chí Khoa học–Đại học Huế ISSN 2588–1191 Tập 126, Số 3C, 2017, Tr. 123–133 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HÀNH TĂM (ALLIUM SCHOENOPRASUM) TRÊN CÁC VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2014 TẠI QUẢNG TRỊ Hoàng Kim Toản1*, Tạ Sáu2, Trần Đăng Hòa3, Trần Thị Thu Giang3, Nguyễn Đình Thi3 1 Đại học Huế, 3 Lê Lợi, Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam 2 Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị, 204 Hùng Vương, Đông Hà, Quảng Trị, Việt Nam 3 Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, TP. Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam Tóm tắt. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng, phát hiện những hạn chế tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển sản xuất hành tăm trên đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Diện tích trồng hành tăm lấy củ đạt 232,4–486,9 m2/hộ (2010) và tăng lên 349,7–785,3 m2/hộ (2014). Năng suất hành tăm năm 2010 là 5,318–6,316 tấn/ha và tăng lên 5,886–6,394 tấn/ha năm 2014; 2) Thời vụ trồng hành tăm từ 1/9 đến 20/9 và mật độ trồng 84–118 củ/m2; 3) Đa số các hộ bón thúc phân dưới 5 lần/vụ, phun thuốc bảo vệ thực vật dưới 3 lần/vụ, làm cỏ trên 3 lần/vụ và không tưới nước cho hành tăm; 4) Sâu bệnh hại chính trên cây hành tăm năm 2010–2014 là Stemphylium botrysum, Sclerotium rolfsii, Erwinia carotovora, Spedoptera exigua và Spedoptera litura; 5) Trên cùng diện tích, nhóm hộ giàu – khá sử dụng phân hữu cơ và phân đạm nhiều hơn nhóm hộ nghèo nhưng chi phí thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn. Nhóm hộ giàu – khá chủ yếu bảo quản củ hành tăm sau thu hoạch 3–6 tháng rồi bán (79,5 %) còn nhóm hộ nghèo chủ yếu bán hành tăm thân (65,6 %); 6) Mỗi ha hành tăm cho lãi ròng khoảng 156 triệu đồng, cao gấp 3,5–5,0 lần so với nhiều cây trồng khác như khoai lang, đậu đỗ, dưa các loại. Từ khóa: hành tăm, đất cát ven biển, năng suất, sâu .
đang nạp các trang xem trước