TAILIEUCHUNG - Hệ tọa độ quán tính, hệ tọa độ dẫn đường và tác động quay của trái đất đến vận tốc và quỹ đạo của vật thể bay vũ trụ phóng từ mặt đất

Bài viết trình bày khái niệm mới nhất về các hệ tọa độ chuẩn (hệ tọa độ quán tính, hệ tọa độ dẫn đường) và một số đề xuất liên quan có thể được sử dụng để xác định các tham số dẫn đường của các vật thể bay vũ trụ phóng từ Trái Đất, sau đó phân tích ảnh hưởng của sự quay của Trái đất đến vận tốc và quỹ đạo của vật thể bay được phóng vào Vũ trụ | Hệ tọa độ quán tính, hệ tọa độ dẫn đường và tác động quay của trái đất đến vận tốc và quỹ đạo của vật thể bay vũ trụ phóng từ mặt đất Nghiên cứu khoa học công nghệ HỆ TỌA ĐỘ QUÁN TÍNH, HỆ TỌA ĐỘ DẪN ĐƯỜNG VÀ TÁC ĐỘNG QUAY CỦA TRÁI ĐẤT ĐẾN VẬN TỐC VÀ QUỸ ĐẠO CỦA VẬT THỂ BAY VŨ TRỤ PHÓNG TỪ MẶT ĐẤT Nguyễn Quang Hùng, Nguyễn Trung Kiên, Trần Ngọc Bình, Vũ Quốc Huy* Tóm tắt: Báo cáo trình bày khái niệm mới nhất về các hệ tọa độ chuẩn (hệ tọa độ quán tính, hệ tọa độ dẫn đường) và một số đề xuất liên quan có thể được sử dụng để xác định các tham số dẫn đường của các vật thể bay vũ trụ phóng từ Trái Đất, sau đó phân tích ảnh hưởng của sự quay của Trái đất đến vận tốc và quỹ đạo của vật thể bay được phóng vào Vũ trụ. Báo cáo cũng đề cập đến các sự kiện gần đây trong nghiên cứu vũ trụ: Hệ tọa độ tham chiếu thiên thể quốc tế phiên bản mới nhất ICRF3 và sự kiện Trung Quốc phóng vệ tinh Hằng Nga 4 hạ cánh thành công xuống bề mặt nửa khuất của Mặt Trăng. Từ khóa: Hệ tọa độ quán tính; Hệ tọa độ dẫn đường; Lực hấp dẫn; Tâm khối; CRF; HEF; ECI; ECEF. 1. MỞ ĐẦU Khi một vật thể bay vũ trụ được phóng vào không gian (từ đây sẽ viết tắt là VTB với nghĩa là khi ở trên bệ và khi vừa phóng khỏi mặt đất thì VTB là hệ thống bao gồm cả tên lửa đẩy, khi đã tách khỏi tên lửa đẩy thì VTB chính là vệ tinh hay tàu vũ trụ), điều ta quan tâm là nó sẽ chuyển động như thế nào trong vũ trụ, ví dụ như vị trí tức thời, quỹ đạo và quãng đường mà vật thể đi được. Các tham số trên đều có thể tính được thông qua véc tơ vận tốc tức thời v (t ) của vật thể, trên cơ sở một hệ tọa độ dẫn đường (TĐDĐ) đã được xác định trước. Gọi r (t ) là véc tơ vị trí của vật thể trong hệ TĐDĐ - véc tơ nối điểm gốc tọa độ với tâm khối của vật thể bay. Vị trí của vật thể tại thời điểm t bất kỳ được xác định bằng công thức: t r (t ) r0 v (t )dt (1) t0 t với: v (t ) v0 a(t )dt (2) t0 Trong đó r0 , v0 , r (t ) , v (t ) là các véc .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.