TAILIEUCHUNG - Mô hình toán học điều khiển bay của tên lửa đối hải

Có nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến chuyển động của khí cụ bay. Tuy nhiên để nghiên cứu chuyển động của tên lửa đối hải chúng ta cần phải xây dựng được mô hình toán học mô tả hóa chuyển động của tên lửa với những tham số đặc trưng riêng của chuyển động. Bài viết này trình bày về một mô hình toán học điều khiển bay của tên lửa đối hải. | Mô hình toán học điều khiển bay của tên lửa đối hải Nghiên cứu khoa học công nghệ MÔ HÌNH TOÁN HỌC ĐIỀU KHIỂN BAY CỦA TÊN LỬA ĐỐI HẢI Dương Phú Tuấn*, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Văn Bạch Tóm tắt: Có nhiều nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến chuyển động của khí cụ bay. Tuy nhiên để nghiên cứu chuyển động của tên lửa đối hải chúng ta cần phải xây dựng được mô hình toán học mô tả hóa chuyển động của tên lửa với những tham số đặc trưng riêng của chuyển động. Bài báo này trình bày về một mô hình toán học điều khiển bay của tên lửa đối hải. Từ khóa: Tên lửa đối hải; Khí cụ bay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi nghiên cứu các quá trình điều khiển của thiết bị bay, một trong những công cụ hiện đại và quan trọng trong quá trình thiết kế chế tạo là xây dựng các mô hình toán học và phần mềm tương ứng cho phép mô phỏng một cách toàn diện chuyển động của khí cụ bay trên máy tính. Các mô hình toán học được thể hiện trên máy tính cho phép khảo sát đánh giá quá trình thiết kế chế thử, hoàn thiện khí cụ bay. 2. MÔ HÌNH TOÁN HỌC MÔ TẢ THIẾT BỊ BAY Trong nội dung của bài báo, chúng tôi chỉ đề cập tới chuyển động của tâm khối tên lửa đối hải (TLĐH) và chuyển động của nó quanh tâm khối. Vì vậy chúng ta có thể giới hạn bài toán trong phạm vi chuyển động của vật rắn có 6 bậc tự do. Ngoài ra độ cong của bề mặt trái đất, tốc độ quay của trái đất và độ thay đổi gia tốc trọng trường ảnh hưởng đáng kể khi xét những khí cụ bay (KCB) với cự ly hoạt động lớn khoảng vài trăm km trở lên. Trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi chỉ xét những KCB hoạt động với cự ly ngắn không quá 100km. Vì vậy có thể coi bề mặt trái đất là mặt phẳng cố định, gia tốc trọng trường không đổi, hệ tọa độ mặt đất cố định có gốc tọa độ trùng với trọng tâm của KCB khi ở thời điểm xuất phát, hệ tọa độ này cũng là hệ tọa độ quán tính. Với các giả thiết này dẫn đến sai số đáng kể khi xét KCB theo phương độ cao. Tuy nhiên đối với các TLĐH tầm gần khi ở chế độ ôtônôm các nhà thiết kế thường hiệu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.