TAILIEUCHUNG - “Thu rừng” một cấu trúc không gian lạ trong thơ Huy Cận
Góc nhìn lạ trong Hồn xuân, một lần nữa đã được lặp lại và xây dựng hoàn chỉnh trong cấu trúc không gian Thu rừng. Đó cũng là sự khám phá của nhà thơ Huy Cận về không gian vũ trụ với nét đặc sắc mới, độc đáo, lạ hẳn trong thơ ca ; góp phần làm phong phú thêm tiến trình hiện đại hoá thơ ca Việt Nam thế kỉ XX. | “Thu rừng” một cấu trúc không gian lạ trong thơ Huy Cận Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP Soá 9 naêm 2006 “THU RỪNG” MỘT CẤU TRÚC KHÔNG GIAN LẠ TRONG THƠ HUY CẬN NGUYỄN THỊ KIM ỬNG* 1. Nhà thơ Xuân Diệu trong lời đề tựa giới thiệu tập Lửa thiêng của Huy Cận xuất bản năm 1940 đã nhận xét Huy Cận là thi sĩ của “thiên nhiên” trước khi ông phân tích “nỗi sầu đời” trong thơ người bạn thân : “Đời xưa có một thi sĩ lành như suối nước ngọt, hiền như cái lá xanh ; gần chàng người ta cảm nghe một nỗi hoà vui, như đứng giữa thiên nhiên, tâm hồn thơi thới. Thi sĩ xưa làm những bài thơ bao la như lòng tạo vật Ấy là Huy Cận đó, nhưng một thi sĩ “thiên nhiên” như chàng thì ở thời nào chẳng được, ở thời nay cũng như ở thời xưa ; chàng như không ở trong thời gian mà chỉ trong không gian ; người ta muốn tưởng linh hồn Huy Cận là đám mây kia, là nỗi hắt hiu trong cõi trời, là hơi gió nhớ thương ”. Lí lẽ để Xuân Diệu nhận xét Huy Cận là thi sĩ “thiên nhiên” cũng là điều dễ cảm nhận, bởi gần như trong 50 bài thơ tuyển chọn, hình ảnh thiên nhiên hiện lên như những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, phóng khoáng. Đó là không gian mùa trong thơ Huy Cận. Thiên nhiên chuyển đổi theo bốn mùa với các cung bậc tình cảm và cảm hứng khác nhau. Trong Lửa thiêng, Huy Cận viết về mùa xuân khoảng 04 bài, hạ : 03 bài, thu : 02 bài, đông : 02 bài. Dấu ấn tình cảm nhẹ nhàng của thời học sinh và tình yêu lãng mạn, đằm thắm của tuổi trẻ được nhà thơ gửi gắm nhiều nhất qua không gian mùa xuân, mùa hạ (Xuân, Đi giữa đường thơm). Mùa đông trong thơ Huy Cận được nhận xét là sự thể hiện cảm xúc da diết và tính triết lí sâu sắc về kiếp người (Nhạc sầu, ). Dung hoà hơn, lồng trong tâm trạng u buồn đau đáu của “một chiếc linh hồn nhỏ/mang mang thiên cổ sầu ” (Ê chề) là sự rung động và cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước không gian mùa thu thật buồn, đẹp, sâu lắng. * Ban Văn hoá Văn nghệ, Báo Sài Gòn Giải phóng 104 Taïp chí KHOA HOÏC ÑHSP Nguyeãn Thị Kim
đang nạp các trang xem trước