TAILIEUCHUNG - Xác định khả năng tự làm sạch sông Nhuệ, sông Đáy

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu áp dụng hai công cụ để xác định khả năng tự làm sạch sông Nhuệ và sông Đáy do GuXiasheng đề xuất và mô hình Streeter-Phelps. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công cụ mô hình Streepter-phelps thích hợp để đánh giá xu hướng khả năng tự làm sạch tại hạ lưu sông, sau khi đã tiếp nhận nguồn thải. | BÀI BÁO KHOA HỌC XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH SÔNG NHUỆ, SÔNG ĐÁY 1 Cái Anh Tú Tóm tắt: Có rất nhiều công cụ hay phương pháp để xác định khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu áp dụng hai công cụ để xác định khả năng tự làm sạch sông Nhuệ và sông Đáy do GuXiasheng đề xuất và mô hình Streeter-Phelps. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công cụ mô hình Streepter-phelps thích hợp để đánh giá xu hướng khả năng tự làm sạch tại hạ lưu sông, sau khi đã tiếp nhận nguồn thải. Trong khi đó, công cụ GuXiasheng lại thích hợp để đánh giá hiện trạng khả năng tự làm sạch của sông một cách đồng bộ và hệ thống. Bên cạnh đó, trong cả hai trường hợp áp dụng tính toán kết quả nghiên cứu còn cho thấy hiện tại, cả sông Nhuệ và sông Đáy đều có khả năng tự làm sạch thấp. Từ khóa: Khả năng tự làm sạch, sông Nhuệ, sông Đáy Ban Biên tập nhận bài: 2/6/2017 Ngày phản biện xong: 26/7/2017 1. Mở đầu Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy không phải là một lưu vực lớn nhưng có vị trí địa lý đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của cả nước nói chung, vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Sông Nhuệ và sông Đáy là hai con sông cung cấp nguồn nước ngọt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh cho cộng đồng dân cư song đang chịu áp lực mạnh mẽ của sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá, cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội. Bên cạnh sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại đang ngày càng gia tăng thì dân số trên toàn lưu vực dự kiến tăng từ 8,35 triệu dân năm 2014 lên 8,77 triệu dân vào năm 2020. Nhu cầu sử dụng nguồn nước của sông Nhuệ, sông Đáy gia tăng mạnh trong khi nguồn nước đang bị ô nhiễm, suy thoái, khan hiếm, cạn kiệt. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, nước sông Nhuệ, sông Đáy tại nhiều đoạn sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, không đạt QCVN 08:2015, hạng B1[5]. Thực tế cho thấy, chất lượng nước tại mỗi dòng sông/đoạn sông luôn khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chế độ thủy văn, địa hình, hình thái dòng sông,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.