TAILIEUCHUNG - An toàn lương thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam dưới tác động của yếu tố xã hội và văn hóa

Nội dung chính của bài viết trình bày vấn đề an toàn lương thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam dưới tác động của yếu tố xã hội và văn hóa. Mời các bạn tham khảo! | Bài 3 An toàn l−ơng thực của các dân tộc thiểu số ở vùng cao Việt Nam dưới tác động của yếu tố xã hội và văn hoá Tiến sĩ V−ơng Xuân Tình Viện Dân tộc học An toàn l−ơng thực (Food security) là vấn đề nóng bỏng của toàn cầu hiện nay, đặc biệt với các dân tộc thiểu số - những c− dân mà trong quá trình phát triển thường chịu nhiều thiệt thòi và sống ở mức nghèo khổ. L−ơng thực ở đây được hiểu không chỉ là các loại ngũ cốc (cung cấp chất bột), mà là toàn bộ nguồn thức ăn của con người. Thực ra, vấn đề an toàn l−ơng thực đã được nêu lên từ những năm của thập kỷ 70. Năm 1986, Ngân hàng thế giới (World Bank) đã có định nghĩa như sau: "An toàn l−ơng thực là cơ hội có được của tất cả mọi người ở mọi thời gian để có đủ l−ơng thực cho các hoạt động và điều kiện sức khoẻ". Còn theo bản "Đệ trình kế hoạch hành động về vấn đề l−ơng thực toàn cầu" của Liên hợp quốc họp tại Rome, tháng 11 năm 1996, một lần nữa lại khẳng định: "An toàn l−ơng thực chỉ tồn tại khi tất cả mọi người, ở bất kỳ thời gian nào đều có được nguồn l−ơng thực, không những đầy đủ mà còn đảm bảo dinh d−ỡng để đáp ứng nhu cầu và sở thích ăn uống, đáp ứng cho các hoạt động và điều kiện sức khoẻ của họ" (dẫn theo Jonathan Rigg, 2001). Nh− vậy, vấn đề then chốt của an toàn l−ơng thực là phải đảm bảo được điều kiện để tiếp cận với các nguồn l−ơng thực và phải thích ứng với sự đổi thay của nguồn l−ơng thực ấy khi những điều kiện tự nhiên và xã hội chuyển đổi. Theo Maxwel và Wiebe, an toàn l−ơng thực của những c− dân không thuộc khu vực đô thị gắn bó rất mật thiết với chế độ sở hữu đất đai và nguồn tài nguyên. Các tác giả đã nêu lên sơ đồ của chuỗi quan hệ đó như sau: Đất đai - Sản phẩm Thu nhập - Tiêu thụ - Tình trạng dinh d−ỡng (Daniel Maxwel and Keith Wiebe, 1998). Trên thực tế, an toàn l−ơng thực còn có liên quan tới gia tăng dân số, tới thị trường và dịch vụ về l−ơng thực, tới các nguồn trợ cấp, mối quan hệ xã hội, văn hoá và cả chính sách về l−ơng thực của mỗi quốc gia. Khi đề cập tới vấn đề an toàn l−ơng thực,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.