TAILIEUCHUNG - Sử dụng chỉ thị phân tử RAPD để đánh giá sự di truyền của một số giống lúa (Oryza sativa L.)

Nội dung bài viết là nghiên cứu và đánh giá mức độ chịu hạn của 7 giống lúa do Viện cây lương thực và thực phẩm và Viện bảo vệ thực vật cung cấp. Mời các bạn tham khảo! | Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 4(48) Tập 1/Năm 2008 Khoa học Sự sống Sử dụng chỉ thị phân tử RAPD để đánh giá sự đa dạng di truyền của một số giống lúa (Oryza sativa L .) Chu Thị Minh Ph−ơng (Trường ĐH S− phạm Hà Nội) - Lò Thị Mai Thu (Trường ĐH Tây Bắc), Đỗ Thị Thu Hằng - Nguyễn Vũ Thanh Thanh - Chu Hoàng Mậu (ĐH Thái Nguyên) 1. Mở đầu Lúa là cây trồng quan trọng nhất, cung cấp l−ơng thực cho hơn một nửa dân số trên thế giới. Việc nghiên cứu chọn tạo các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu được với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh đang được các nhà khoa học quan tâm. Để có cơ sở khoa học cho việc chọn tạo các giống lúa theo định hướng năng suất cao và khả năng chống chịu tốt đòi hỏi phải phân tích các chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh, xác định quan hệ di truyền và tìm các chỉ thị ở mức độ phân tử. Một trong các ph−ơng pháp xác định chỉ thị phân tử và quan hệ di truyền ở cây trồng dễ sử dụng và có hiệu quả cao là chỉ thị RAPD (Random Amplified Polymorphism DNA) [2], [3], [5], [6], [7]. Trong nghiên cứu trước [1], chúng tôi đM đánh giá và xác định mức độ chịu hạn của 7 giống lúa do Viện Cây l−ơng thực và thực phẩm và Viện Bảo vệ thực vật cung cấp. Để tiếp tục phát triển hướng nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm đến các chỉ thị phân tử và xác định quan hệ di truyền của 7 giống lúa này, nhằm tạo cơ sở cho việc tuyển chọn các giống lúa có chất lượng tốt làm vật liệu cho chọn giống. 2. Vật liệu và ph−ơng pháp nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu 7 giống lúa nghiên cứu là KS, LC93-4, CH207, CH5, LC93-1, CH7, C70 do Viện Cây l−ơng thực và thực phẩm và Viện Bảo vệ thực vật cung cấp. Ph−ơng pháp phân tích RAPD Tách chiết ADN tổng số theo ph−ơng pháp của Gawel và cs (1991) [4]. Ph−ơng pháp RAPD được thực hiện theo mô tả của Foolad và cs (1995). Phản ứng RAPD được thực hiện trong 20 àl dung dịch chứa 11,7 àl H2O + 2,0 àl buffer PCR + 2,0 àl MgCl2 (25mM) + 1,2 àl dNTP (2,5mM) + 1,6 àl primer (10mM) + 0,5 àl Taq-polymerase (5 unit/àl) + 1,0 àl ADN mẫu (10 ng/àl).

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.