TAILIEUCHUNG - Tiếp xúc văn hóa Việt - Champa ở miền Trung: Nhìn từ lãng xã vùng Huế
Nội dung chính của bài viết là phân tích nền văn hóa Việt - Chăm, khẳng định nhạc Huế ảnh hưởng bởi nhạc Chăm, hay tục thờ Cá Voi tiếp thu từ người Chăm. Mời các bạn tham khảo! | TIẾP XÚC VĂN I THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏCNHÌN TỪ LÀNG XÃ VÙNG HUẾ KYÛ YEÁU HOÄ HOÁ VIỆT- CHAMPA Ở MIỀN TRUNG: LAÀN THÖÙ BA TIEÅU BAN GIAO LÖU VAÊN HOAÙ TIÕP XóC V¡N HO¸ VIÖT - CHAMPA ë MIÒN TRUNG: NH×N Tõ LµNG X· VïNG HUÕ TS Trần Đình Hằng ∗ 1. Đặt vấn đề Với một lập luận thông thường, trở thành thói quen phổ biến, vùng đất miền Trung đã có sự chuyển giao quyền sở hữu chủ Champa - Việt trong một quá trình lịch sử dài lâu, thì đương nhiên, diễn ra quá trình tiếp xúc văn hoá Việt - Champa. Do vậy, người ta có thể dễ dàng khẳng định nhạc Huế ảnh hưởng bởi nhạc Chăm, hay tục thờ Cá Voi tiếp thu từ người Chăm mà ít chú tâm chứng minh hay viện dẫn căn cứ, và thực tế cũng sẽ rất khó để làm rõ điều đó. Hiện nay, tại Huế vẫn hiện hữu dòng họ Chế ở các làng Vân Thê, La Vân và An Đô, được coi là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của một cộng đồng Chăm 1. Sẽ vô cùng khó khăn và cũng chưa ai thực hiện chuyên khảo về nhân chủng học (máu, hộp sọ ), về ngôn ngữ để bóc ra những lớp áo Champa trong văn hoá Việt một cách cụ thể. Trong quá trình điền dã thực tế tại các làng xã và kết quả nghiên cứu bước đầu, chúng tôi nhận thấy vẫn có thể phân tích, bóc tách được các lớp áo văn hoá đó với một sự đầu tư thích đáng. Những biểu hiện cụ thể cho quá trình đó có khi lại chỉ được biểu hiện bàng bạc ở một ngôi miếu đổ nát, một đối tượng thờ tự mơ hồ; thậm chí còn được khoác lên bên trên cả một lớp truyền thuyết, giai thoại huyền hoặc. Tất cả, suy cho cùng, chính là vấn đề nhân tâm, cụ thể hơn là khoảng trống tâm linh và quá trình bồi đắp nó của các lớp cư dân Việt trên vùng đất mới, mà ở đó, đã có sự tác động biện chứng giữa làng xã và nhà nước. ∗ Phân viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam tại Huế. 371 Trần Đình Hằng 2. Từ một văn bản hiếm hoi Từ vùng đất phên dậu phương Nam, xứ Thuận Hoá thực sự là Ô châu ác địa. Có lẽ buổi đầu trên vùng đất này, người Việt vẫn là “thiểu số”, đến nỗi nhà Lê còn ban hành chiếu chỉ (1499) cấm người Việt kết hôn với phụ nữ Champa để “giữ cho phong tục
đang nạp các trang xem trước