TAILIEUCHUNG - Quá trình xói lở - bồi tụ và hiện trạng đóng - mở cửa tại khu vực đầm Ô Loan (Phú Yên)
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của bão và lũ lụt, dẫn đến các quá trình xói lở - bồi lấp cửa biển tại khu vực đầm Ô Loan luôn là mối hiểm họa đối với con người và môi trường địa chất khu vực, nhất là khu vực cửa An Hải. Tại đây, các quá trình xói lở và bồi tụ đang xảy ra rất mạnh mẽ và đan xen theo mùa do nhiều nguyên nhân khác nhau. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12 (2012). Số 3. Tr 24 - 33 QUÁ TRÌNH XÓI LỞ - BỒI TỤ VÀ HIỆN TRẠNG ĐÓNG - MỞ CỬA TẠI KHU VỰC ĐẦM Ô LOAN (PHÚ YÊN) TRẦN VĂN BÌNH, LÊ ĐÌNH MẦU Viện Hải dương học Nha Trang Tóm tắt: Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của bão và lũ lụt, dẫn đến các quá trình xói lở - bồi lấp cửa biển tại khu vực đầm Ô Loan luôn là mối hiểm họa đối với con người và môi trường địa chất khu vực, nhất là khu vực cửa An Hải. Tại đây, các quá trình xói lở và bồi tụ đang xảy ra rất mạnh mẽ và đan xen theo mùa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nghiên cứu quá trình xói lở - bồi tụ từ năm 2007 đến 2010 dựa vào đặc điểm địa hình, cấu trúc địa chất bờ biển, chế độ thủy văn. Kết quả cho thấy xói lở đường bờ và mở cửa biển chủ yếu xảy ra vào mùa mưa trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc và bão hoạt động, còn bồi lấp cửa biển xảy ra vào mùa khô. I. MỞ ĐẦU Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia năm 1996. Mặt khác, là một trong những đầm phá ven biển có nguồn lợi và điều kiện nuôi trồng thủy sản mang lại nguồn thu nhập chính cho đời sống của nhân dân ven đầm. Nhưng những năm gần đây do điều kiện thời tiết, nắng hạn kéo dài vào mùa khô, mùa mưa thường có bão và dẫn đến hiện tượng lũ lụt đã xảy ra thường xuyên. Do vậy, đã tác động đến khu bờ biển đầm Ô Loan làm thay đổi hình thái bãi biển và bờ rất nghiêm trọng. Hiện tượng xói lở - bồi tụ, quá trình đóng mở cửa biển thường xảy ra hàng năm, đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của cư dân địa phương. Để giảm thiểu thiệt hại do các tai biến địa chất một cách hiệu quả cần nghiên cứu, xác định, đánh giá mức độ tai biến xói lở - bồi tụ, quá trình đóng - mở cửa biển và các biện pháp ứng phó chủ động phù hợp với mức độ nghiêm trọng của các tai biến và mức độ tổn thương trong vùng. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Tài liệu Hải đồ Mỹ tỷ lệ 1:, lưới chiếu UTM, do Hải quân Mỹ thành lập và xuất bản năm 1967 (số .
đang nạp các trang xem trước