TAILIEUCHUNG - Từ xưng hô và văn hóa giao tiếp

Nội dung bài viết bàn về từ ngữ xưng hô theo chuẩn mực của giao tiếp lịch sự trong 5 môi trường giao tiếp khác nhau: trong nhà trường; trong nhà chùa; trong gia đình; trên các phương tiện thông tin đại chúng; trong công sở, cơ quan tiếp dân, bệnh viện. | Ừ XƯNG HÔ VÀ VĂN HÓA GIAO TIẾP HOÀNG KIM NGỌC Tóm tắt Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và phức tạp. Cuộc giao tiếp sẽ trở nên tốt đẹp nếu chúng ta tuân thủ các yêu cầu của chuẩn mực giao tiếp như lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh và tuân theo những ước định, chế định của xã hội và có tính khuôn mẫu trong văn hóa người Việt. Bài viết này bàn về từ ngữ xưng hô theo chuẩn mực của giao tiếp lịch sự trong 5 môi trường giao tiếp khác nhau: trong nhà trường; trong nhà chùa; trong gia đình; trên các phương tiện thông tin đại chúng; trong công sở, cơ quan tiếp dân, bệnh viện Số lượng từ xưng hô của Tiếng Việt so với tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc quả là phong phú và tinh tế, phức tạp hơn rất nhiều. Nhưng sử dụng nó thế nào để thể hiện là người có văn hóa giao tiếp lại không hề đơn giản. Văn hóa giao tiếp được thể hiện trong việc sử dụng từ xưng hô lịch sự, đúng vai giao tiếp, lễ phép, đúng mực, khéo léo, khiêm nhường, đúng hoàn cảnh nói năng, đúng mối quan hệ thân – sơ giữa người nói và người đối thoại. Từ ngữ xưng hô phụ thuộc vào vai giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. Một người có thể sắm nhiều vai trong những hoàn cảnh khác nhau. Xưng hô lịch sự trước hết là phải lễ phép. Xưng hô lễ phép thể hiện sự tôn kính những người có tuổi tác cao, những người có vị thế lớn, những người có uy tín trong mối quan hệ tương giao với người nói như các bậc cao niên, cha mẹ, thủ trưởng Xưng hô lễ phép có chừng mực sẽ tạo được tính lịch sự tôn trọng trong giao tiếp. Xưng hô lịch sự còn biểu hiện ở tính đúng mực, là cách xưng hô hợp chuẩn, tuân theo những ước định hoặc chế định của xã hội và có tính khuôn mẫu trong tiếng Việt. Chẳng hạn, người giáo viên phổ thông thường tự xưng là thầy (cô) gọi học sinh là em; mẹ tự xưng là mẹ và gọi con của mình là con; em của bố được gọi là chú; em của mẹ được gọi là cậu và hình thành nên các cặp xưng hô cậu - cháu, chú - cháu dù rằng cậu và chú có ít tuổi hơn cháu Vợ và chồng là người bình quyền

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.