TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng CFD trong khai thác tàu thủy nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu
Bài viết trình bày phương pháp giảm mức tiêu hao nhiên liệu trong khai thác tàu thông qua việc giảm lực cản tàu thủy. Lực cản tàu chủ yếu do nước và không khí gây ra. Để giảm lực cản do nước sinh ra, tác giả đề xuất phương án phun khí tạo bọt vào lớp biên sát đáy tàu thông qua phương pháp thực nghiệm. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, 2015 Nghiên cứu thực nghiệm và ứng dụng CFD trong khai thác tàu thủy nhằm giảm tiêu hao nhiên liệu Lê Quang Phạm Thị Thanh Hương Ngô Văn Hệ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Bài nhận ngày 13 tháng 7 năm 2015, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 16 tháng 10 năm 2015) ABSTRACT Bài báo trình bày phương pháp giảm mức tiêu hao nhiên liệu trong khai thác tàu thông qua việc giảm lực cản tàu thủy. Lực cản tàu chủ yếu do nước và không khí gây ra. Để giảm lực cản do nước sinh ra, tác giả đề xuất phương án phun khí tạo bọt vào lớp biên sát đáy tàu thông qua phương pháp thực nghiệm. Để giảm lực cản do không khí sinh ra, tác giả đề xuất phương thức sắp xếp hàng trên tàu thông qua phương pháp CFD (Computation Fluid Dynamic). Trong quá trình khai thác, tàu chở hàng sử dụng các phương pháp trên có thể tiết kiệm được 5-8% mức tiêu hao nhiên liệu. Từ khóa: giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm lực cản, phương pháp phun bọt khí giảm lực cản tàu thủy, CFD, giảm lực cản gió. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để giảm mức tiêu hao nhiên liệu trong quá trình khai thác các phương tiện giao thông vận tải, hướng nghiên cứu giảm lực cản là vô cùng quan trọng. Trong quá trình vận hành máy bay, ô tô, tàu hỏa , lực cản chủ yếu gây ra trong môi trường không khí. Song, lực cản của các phương tiện vận tải biển còn gây ra trong môi trường nước. Lực cản tàu chủ yếu là lực cản của nước và lực cản không khí, trong đó lực cản do nước sinh ra có thể phân tích thành lực cản nhớt (gồm lực cản ma sát, lực cản hình dáng) và lực cản sóng. Nhiều công trình khoa học [9, 10, 11] đã tập trung vào thiết kế hình dáng tàu, thuyền sao cho giảm lực cản hình dáng, lực cản cảm ứng hay lực Trang 136 cản sóng. Hình dáng mũi qua lê, cánh mũi hay góc mạn làm giảm đáng kể lực cản sóng [1]. Phương án tối ưu về tỷ lệ giữa chiều dài, chiều rộng, hệ số béo, hình dáng đuôi, dạng sườn cũng được nghiên cứu nhằm giảm lực cản ứng với vận tốc khai thác tàu. Trong bài báo này, nhóm tác giả giới thiệu một phương .
đang nạp các trang xem trước