TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật để xử lý phế thải rắn sau chế biến tinh bột sắn làm phân hữu cơ sinh học

Kết quả nghiên cứu đã xác định được các thông số kỹ thuật thích hợp cho từng chủng. Mật độ tế bào của các chủng VSV sau lên men đạt ≥109CFU/ml. Chế phẩm được sản xuất với tỉ lệ phối trộn giữa các chủng VSV là 1:1:1 và tỉ lệ phối trộn giữa VSV và chất mang than bùn là 10/100, đạt yêu cầu chất lượng theo TCVN 6168-2002 (≥108 CFU/g), đảm bảo chất lượng sau 3 tháng bảo quản và hoạt tính sinh học của các chủng VSV ổn định. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 282-288 Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật để xử lý phế thải rắn sau chế biến tinh bột sắn làm phân hữu cơ sinh học Nguyễn Thị Hằng Nga1,*, Nguyễn Lan Hương2, Trần Khắc Hiệp3, Nguyễn Kiều Băng Tâm3 Lương Hữu Thành1 1 2 Viện Môi trường Nông nghiệp, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam 3 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 28 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 7 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Ba chủng vi sinh vật (VSV) gồm 1 chủng phân giải xenluloza và tinh bột (Streptomyces griseorubens), 1 chủng cố định ni tơ tự do (Azotobacter beijerinckii) và 1 chủng phân giải phốt phát khó tan (Bacillus polyfermenticus ) đã được nghiên cứu nhằm tìm ra các điều kiện phù hợp cho sản xuất chế phẩm VSV xử lý chất thải rắn sau chế biến tinh bôt sắn (CBTBS) làm phân bón hữu cơ sinh học. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các thông số kỹ thuật thích hợp cho từng chủng. Mật độ tế bào của các chủng VSV sau lên men đạt ≥109CFU/ml. Chế phẩm được sản xuất với tỉ lệ phối trộn giữa các chủng VSV là 1:1:1 và tỉ lệ phối trộn giữa VSV và chất mang than bùn là 10/100, đạt yêu cầu chất lượng theo TCVN 6168-2002 (≥108 CFU/g), đảm bảo chất lượng sau 3 tháng bảo quản và hoạt tính sinh học của các chủng VSV ổn định. Từ khóa: Chế phẩm VSV, phân hữu cơ, chất thải rắn, chế biến tinh bột sắn. 1. Mở đầu∗ hữu cơ sau 48 giờ sẽ tạo ra các khí H2S, NH3, CH4 gây mùi khó chịu và ô nhiễm môi trường [1,2]. Chất thải rắn sau CBTBS là hợp chất hữu cơ giàu cacbon được đánh giá là nguồn nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ sinh học rất tiềm năng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng VSV trong xử lý phế thải nông nghiệp, chế biến nông sản ở Việt Nam từ các cơ sở sản xuất chế biến mía đường, dứa, cà phê [3]. Tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.