TAILIEUCHUNG - Công nghiệp hóa và những biến đổi đời sống gia đình nông thôn Việt Nam
Trong quá trình công nghiệp hoá, việc co hẹp diện tích đất nông nghiệp để xây nhà máy và các công trình dịch vụ khác là điều tất yếu. Giảm bớt đất canh tác của nông dân, thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn, chuyển lao động thuần nông sang lao động khác tạo ra nhiều giá trị sản phẩm và giá trị gia tăng hơn, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế là những việc cần làm. Tuy nhiên, việc thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp để công nghiệp hoá và đô thị hoá ồ ạt như mấy năm gần đây ở nước ta, đã tạo nên những tác động tốt và không tốt đến đời sống người dân ở nông thôn, nhất là những người nông dân. | CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VIỆT NAM (Nghiên cứu trường hợp xã Ái Quốc, Nam Sách - Hải Dương) . Hoàng Bá Thịnh Trường ĐH KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội Đặt vấn đề Trong quá trình công nghiệp hoá, việc co hẹp diện tích đất nông nghiệp để xây nhà máy và các công trình dịch vụ khác là điều tất yếu. Giảm bớt đất canh tác của nông dân, thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn, chuyển lao động thuần nông sang lao động khác tạo ra nhiều giá trị sản phẩm và giá trị gia tăng hơn, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh ., là những việc cần làm. Tuy nhiên, việc thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp để công nghiệp hoá và đô thị hoá ồ ạt như mấy năm gần đây ở nước ta, đã tạo nên những tác động tốt và không tốt đến đời sống người dân ở nông thôn, nhất là những người nông dân. Vài nét về địa bàn nghiên cứu: xã Ái Quốc nằm ở phía đông huyện Nam Sách, có 2235 hộ gia đình với 8585 nhân khẩu. Diện tích tự nhiên của xã là hecta trong đó đất canh tác nông nghiệp là 450 hecta. Năm 2003 xã đã chuyển giao cho xây dựng khu công nghiệp hecta. Diện tích đất thu hồi xây dựng khu công nghiệp ảnh hưởng đến 2200 nhân khẩu của xã. Xã Ái Quốc nằm giữa tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nơi có quốc lộ 5 tuyến Hà Nội - Hải Phòng và quốc lộ 183 đi Quảng địa bàn xã hiện có khu công nghiệp Nam Sách và cụm khu công nghiệp Ba Hàng. Trên địa bàn xã có 46 cơ quan trung ương và địa phương, 2 trường trung cấp dạy nghề của tỉnh Hải Dương, 36 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Về kinh tế, xã Ái Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao (), cơ cấu kinh tế: nông nghiệp (36%), tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (), dịch vụ (). Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là 6,6 triệu đồng, năm 2007 dự tính sẽ đạt 7,1 triệu đồng. Mức sống của người dân trong xã, số hộ giàu (), khá và trung bình (60%), nghèo (). Về phương pháp: bài viết dựa trên kết quả khảo sát “Đời sống kinh tế-xã hội của dân cư vùng .
đang nạp các trang xem trước