TAILIEUCHUNG - Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực tại tỉnh Tuyên Quang
Bài viết phân tích quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực tại tỉnh Tuyên Quang: Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông; quản lý mục tiêu giáo dục hướng nghiệp theo yêu cầu tạo nguồn nhân lực; quản lý nội dung hướng nghiệp sát với yêu cầu tạo nguồn nhân lực và quản lý các hình thức giáo dục hướng nghiệp linh hoạt. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 12, pp. 44-50 This paper is available online at QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỈNH TUYÊN QUANG Vũ Đình Hưng1 Tóm tắt. Giáo dục hướng nghiệp không chỉ giúp điều chỉnh động cơ chọn nghề, hứng thú nghề nghiệp theo phân công lao động xã hội mà còn hướng tới tiềm năng lao động trẻ của đất nước, nâng cao năng lực nguồn nhân lực, đưa thanh thiếu niên vào đúng vị trí lao động nghề nghiệp, phát huy hết sở trường năng lực sáng tạo của thế hệ trẻ đặc biệt là học sinh trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang. Chính vì vậy, cần phải quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở trung học phổ thông tại tỉnh Tuyên Quang. Từ khóa: Quản lý, giáo dục hướng nghiệp, học sinh, trung học phổ thông, nguồn nhân lực, Tuyên Quang. 1. Đặt vấn đề Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng giáo dục và đào tạo và đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu cùng với khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020, đến năm 2020, nền giáo dục nước ta đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. . . . Phát triển hệ thống giáo dục phổ thông, đảm bảo mọi người dân trong độ tuổi đi học đều được đến trường, đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ngành giáo dục tỉnh cần coi việc nâng cao
đang nạp các trang xem trước